Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ xây dựng vùng sản xuất thủy sản hàng hóa tập trung

      Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện Gia Lộc phát triển khá toàn diện, luôn là một trong các huyện đứng đầu của tỉnh. Bên cạnh các thế mạnh về trồng trọt, phong trào thâm canh thủy sản cũng đang là một trong những mũi nhọn mang lại giá trị kinh tế cao góp phần quan trọng vào kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện.
Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ xây dựng vùng sản xuất thủy sản hàng hóa tập trung
Diện tích nuôi cá hàng năm của toàn huyện ổn định khoảng 1.200 ha, chủ yếu là diện tích đất trũng cấy một vụ lúa bấp bênh được chuyển sang đào ao nuôi cá, nhiều mô hình nuôi thủy sản giống mới cho giá trị kinh tế cao như: cá rô phi đơn tính, cá chép lai…. đã được áp dụng, năng suất đạt 10 - 13 tấn/ha. Tuy nhiên, việc nuôi cá giống mới có giá trị hàng hóa cao chưa tập trung, áp dụng các TBKT nuôi thủy sản của các hộ nông dân còn hạn chế, Thêm vào đó hạ tầng nhiều vùng nuôi thủy sản chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ,  nguồn nước cấp cho ao nuôi thiếu, ô nhiễm, thời tiết diễn biến bất thường…đã ảnh hưởng  đến hiệu quả sản xuất và thu nhập của các hộ NTTS.
Năm 2015, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã triển khai thực hiện Dự án: “Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ xây dựng vùng sản xuất thủy sản hàng hóa tập trung tại huyện Gia Lộc"do ông Đỗ Văn Sáng - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ nhiệm dự án tại 02 xã Quang Minh và Hồng Hưng với quy mô 15 ha.
Sau 9 tháng triển khai và tổ chức thực hiện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Lộc đã tiến hành khảo sát các hộ nuôi cá tại khu vực nuôi thủy sản tập trung của 2 xã Quang Minh và Hồng Hưng về các tiêu chí: điều kiện ao nuôi, tình hình nuôi cá những năm qua, kết quả, hiệu quả. Từ đó đã lựa chọn được 37 hộ nuôi cá thâm canh đủ điều kiện tham gia thực hiện dự án gồm: xã Hồng Hưng 21 hộ với tổng diện tích 7 ha, tại các thôn Phương Bằng, Phương Khê và Nhân Lý; xã Quang Minh 16 hộ với tổng diện tích 8 ha tại các thôn Hậu Bổng, Đông Hào, Đỗ Xuyên, Minh Tân. Huyện đã tiến hành tổ chức 2 lớp tập huấnkỹ thuật nuôi thương phẩm cá rô phi đơn tính đực lai xa cho các hộ tham gia thực hiện dự án tại 2 xã Quang Minh và Hồng Hưng.giao chế phẩm sinh học Biof cho các hộ để xử lý đáy ao trước khi nhận cá về thả. 100% các hộ đã dung chế phẩm xử lý đáy ao đúng quy trình hướng dẫn.
Trong quá trình thực hiện dự án, cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Lộc thường xuyên xuống các hộ kiểm tra, theo dõi tốc độ sinh trưởng của cá (kéo cá theo mẫu để kiểm tra trọng lượng và tỷ lệ phân đàn), kiểm tra độ pH, môi trường nước và tình hình dịch bệnh của cá…. Trên cơ sở kiểm tra, nếu cố hộ nào chưa đạt yêu cầu, khuyến cáo các hộ cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn để đạt kết quả cao. Nhìn chung các hộ tham gia dự án tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật nuôi, định kỳ xử lý môi trường nước theo quy định nên các chỉ số về môi trường nuôi đều đạt theo tiêu chuẩn chung: pH các ao dao động từ 7,8- 8,1. Tốc độ phát triển của mô hình đồng đều, tỉ lệ phân đàn thấp tuy nhiên có sự khác biệt gữa các hộ tham gia dự án do: kích cỡ thả, khả năng đầu tư; ao nuôi (ao ương, ao thịt) khác nhau. Đến ngày 20/9/2015 có hộ đạt 700 gram/con nhưng có hộ chỉ đạt 300 gram/con. Từ đầu tháng 7 tốc độ sinh trưởng của cá bị chậm lại do ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh nên các hộ hạn chế cho ăn. Từ ngày 26/6 - 4/7 thời tiết nắng nóng, oi bức, nhiệt độ môi trường cao từ 37- 39oC liên tục và kéo dài, đã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá. Theo kết quả thống kê đến ngày 20/9/2015 tại các hộ nuôi cá tỷ lệ cá chết dao động từ 10 - 60%, trong đó hộ có tỷ lệ cá chết thấp nhất là hộ ông Lê Văn Việt (Thôn Phương Khê, xã Hồng Hưng - 10%), tỷ lệ cá chết cao nhất (60%) là tại các hộ: ông Lê Văn Phong, Phạm Công Mật, Phạm Văn Toan và Nguyễn Văn Đóa cùng ở xã Quang Minh. Chi cục Thủy sản tỉnh đã khuyến cao: Nước ao nuôi tại thời điểm thu mẫu có chất lượng nước không đảm bảo, đều phì dưỡng, các chỉ tiêu môi trường nước đều nằm ngoài khoảng phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá.Các mẫu bệnh cá tỷ lệ nhiễm bệnh thấp, tuy nhiên tại các ao nuôi xuất hiện cá bị bệnh chết với tỷ lệ cao, chủ yếu là đối tượng cá Rôphi.BCN dự án đã hướng dẫn các hộ tham gia DA tích cực sử dụng chế phẩm, thuốc sát khuẩn nguồn nước để xử lý môi trường nước ao đồng thời sử dụng Vitamin để tăng sức đề kháng cho cá, trong giai đoạn cá bị bệnh hạn chế cho ăn.
Thông qua thực hiện dự án đã giúp cho các hộ NTTS tiếp cận được với các tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng trong NTTS tập trung như: sử dụng chế phẩm sinh học xử lý đáy ao, thuốc sát khuẩn nguồn nước, kỹ thuật phòng, trừ dịch bệnh cho cá,…. nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất cho gia đình.
Thông qua dự án, các hộ nông dân thực hiện dự án nói riêng, các hộ NTTS trong toàn huyện nói chung đã tiếp cận được với tiến bộ kỹ thuật về quy hoạch vùng nuôi thủy sản tập trung, kỹ thuật xây dựng ao nổi đặc biệt đã thể hiện được ưu điểm nổi trội của việc xây dựng ao nổi như: ao nuôi thông thoáng, lượng ô xi hòa tan trong nước lớn; cá khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, ít bị bệnh; tiết kiệm chi phí sản xuất; việc nuôi thả cá và thu hoạch được thực hiện dễ dàng hơn; hạn chế tối đa được tình trạng úng lụt trong mùa mưa bão…
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án cũng gặp một số khó khăn như: vùng nuôi thủy sản cơ sở hạ tầng còn chưa đồng bộ, giao thông khó khăn dẫn đến việc giao lưu giữa các vùng NTTS chưa đạt hiệu quả cao. Do quy hoạch chưa đồng bộ nên một số hộ gặp khó khăn trong việc cấp nước cho ao. Trong vụ Hè Thu, thời tiết nắng nóng kéo dài bất thường làm cá chết nhiều tại xã Quang Minh nên các hộ dân phải nuôi bổ sung thêm các đối tượng khác, do đó thời gian nuôi kéo dài hơn và không kịp triển khai cho vụ nuôi tiếp theo vì vậy xã Quang Minh không tham gia thực hiện vụ Đông Xuân và không đạt mục tiêu dự án đề ra. Một số tồn tại trong việc thực hiện dự án đó là: Trọng lượng cá giống chưa theo phương án ban đầu và có nơi thì to hơn, nơi lại nhỏ hơn - nguyên nhân do yêu cầu của chủ hộ; Mật độ nuôi không đúng theo phương án ban đầu: 2 con/m2, thay vì 3 con/m2 . Do vậy tổng lượng cá giống chỉ đạt 65% yêu cầu. Nguyên nhân: Do Vụ hè năm nay thời tiết nắng nóng bất thường ngay từ đầu vụ và theo dự báo thì năm 2015 có nhiều đợt nắng nóng kéo dài và khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cá đồng thời căn cứ kết quả thảo luận với các hộ nông dân tham gia dự án, để dự án đạt kết quả tốt nhất.
Qua đó nhằm xây dựng vùng sản xuất thủy sản hàng hóa tập trung, nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân góp phần xây dựng nông thôn mới; Cung ứng cho thị trường sản phẩm thủy sản có giá trị hàng hóa cao và an toàn vệ sinh thực phẩmđồng thời trang bị cho các hộ nông dân kiến thức khoa học về quy hoạch ao nuôi, hệ thống cấp thoát nước, kỹ thuật thâm canh, phòng, trị bệnh, xử lý môi trường ao nuôi làm cơ sở nhân rộng mô hình ra các địa phương khác trong toàn huyện.
Hải Ninh

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập158
  • Hôm nay46,788
  • Tháng hiện tại1,237,387
  • Tổng lượt truy cập3,942,591
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây