Huyện Thanh Miện: Ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa cho thu lãi 17 triệu đồng/ha

Vụ Mùa năm 2015, đề tài “Mô hình ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trong các khâu sản xuất lúa trên cánh đồng mẫu lớn tại huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương” được triển khai với quy mô gần 80 ha tại các xã Ngũ Hùng và Hùng Sơn.
Huyện Thanh Miện: Ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa cho thu lãi 17 triệu đồng/ha

Trong đó, có 29,13 ha áp dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật và 50 ha ứng dụng một phần TBKT, gieo cấy cùng giống lúa Bắc thơm số 7. Mô hình ứng dụng đồng bộ TBKT sử dụng phương pháp gieo mạ bằng khay, cấy bằng máy với mật độ cấy 28 khóm/m2 , giảm 17 khóm/m2 . Cây lúa đẻ nhánh sớm, khỏe và tập trung, số dảnh/khóm nhiều hơn, thời gian sinh trưởng ngắn hơn 3-5 ngày so với mô hình ứng dụng một phần TBKT và sản xuất đại trà. Khả năng chống chịu sâu bệnh như đạo ôn, sâu đục thân, khô vằn, bạc lá, rầy nâu cũng tốt hơn. Năng suất thực thu của mô hình ứng dụng đồng bộ TBKT đạt 58-60 tạ/ha, mô hình ứng dụng một phần TBKT đạt 53-55 tạ/ha, sản xuất đại trà của hộ nông dân đạt 50-52 tạ/ha. Chi phí vật tư mô hình ứng dụng đồng bộ TBKT  giảm 1,5 triệu đồng/ha so với mô hình ứng dụng một phần TBKT và giảm 5 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà của các hộ nông dân. Hiệu quả kinh tế của mô hình ứng dụng đồng bộ TBKT đạt trên 17 triệu đồng/ha, cao hơn mô hình ứng dụng một phần TBKT 5 triệu đồng/ha, cao hơn sản xuất đại trà 10 triệu đồng/ha.

Ngoài 2 xã được đề tài hỗ trợ một phần chi phí sản xuất, một số xã khác trên địa bàn huyện Thanh Miện đã áp dụng TBKT vào sản xuất lúa trên cánh đồng mẫu lớn với diện tích 81,3 ha. Các xã gồm: Hồng quang (13ha), Ngô Quyền (75ha), Đoàn Kết (1,1ha), Lê Hồng (3,1 ha), Chi Lăng Nam (0,5 ha). Thực tế trên đã góp phần khẳng định hiệu quả kinh tế của mô hình ứng dụng TBKT trong sản xuất lúa trên cánh đồng mẫu lớn tại huyện Thanh Miện trong những năm gần đây.

Đây là mô hình sản xuất đem lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hải Dương. Các địa phương khác nên phổ biến đến các hộ nông dân để nông dân tăng cường ứng dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng để giảm sức lao động, giảm chi phí cho sản xuất, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa.

Nguyễn Thị Ánh


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập163
  • Hôm nay47,071
  • Tháng hiện tại1,237,670
  • Tổng lượt truy cập3,942,874
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây