Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển nuôi rắn Hổ mang và rắn Ráo trâu tại Hải Dương.

Rắn ráo trâu. Nguồn: Internet Theo báo cáo tổng hợp của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, hiện nay trên địa bản tỉnh Hải Dương (điển hình có thôn Chi Ngãi, phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh) có hàng trăm hộ gia đình nuôi sinh sản hai loài rắn ráo trâu (tên khoa học Ptyas mucosus) và rắn hổ mang (Naja naja) và một số loài động vật hoang dã.
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển nuôi rắn Hổ mang và rắn Ráo trâu tại Hải Dương.
Nhiều hộ gia đình đã làm giàu thành công từ nghề nuôi rắn, cung cấp sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, việc nuôi rắn của các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn mang tính tự phát, người dân chưa có quy trình kỹ thuật chăm sóc rắn. Với mục đích đưa tiến bộ kỹ thuật hỗ trợ các hộ nuôi rắn phát triển ổn định, bền vững, UBND tỉnh đã phê duyệt đề tài "Úng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển nuôi rắn hổ mang và rắn ráo trâu đảm bảo bền vững trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương" trong 2 năm 2011 và 2012 do Chi cục Kiểm lâm tỉnh là đơn vị thực hiện.
Theo thạc sỹ Bùi Văn Thăng, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh cho biết mục tiêu cụ thể của đề tài trong 2 năm là điều tra đánh giá hiện trạng nuôi rắn trên địa bàn thị xã Chí Linh; xây dựng mô hình làng nghề nuôi rắn tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân; Hoàn thiện quy trình nuôi rắn sinh sản, rắn thương phẩm, quy trình phòng chữa bệnh cho rắn, quy trình sản xuất thức ăn cho rắn, quy trình ấp trứng để tăng tỷ lệ rắn đực phục vụ cho nhu cầu sản xuất rắn thương phẩm và đề xuất giải pháp quy hoạch vùng nuôi rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
 Ban Chủ nhiệm đề tài đã xây dựng mô hình nuôi cóc làm thức ăn nuôi rắn với quy mô gồm 300 cóc bố mẹ (100 cóc đực+200 cóc cái) đề nuôi sinh sản và 140.000 con cóc con từ quy mô nuôi cóc sinh sản để nuôi thương phẩm.   
Ban chủ nhiệm đề tài đã xây dựng mô hình ấp nở rắn con với số lượng 03 máy ấp trứng tự động tỷ lệ trứng nở thành rắn con khá cao (tỷ lệ bình quân trứng rắn ráo trâu nở thành rắn con 90,6%, trứng rắn hổ mang là 96,6%).
Ban Chủ nhiệm đề tài đã xây dựng mô hình nuôi thương phẩm rắn ráo trâu, rắn hổ mang với quy mô 03 hộ tham gia
Để hoàn thiện đề tài Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển nuôi rắn hổ mang và rắn Ráo trâu đảm bảo bền vững trên địa bàn thị xã Chí Linh, trong năm 2012, Ban chủ nhiệm đề tài tiếp tục theo dõi, hoàn thiện quy trình ấp nở trứng rắn nhằm mục đích làm tăng tỷ lệ rắn đực đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình nuôi rắn; hoàn thiện quy trình chăn nuôi thương phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp quản lý, phát triển bền vững nghề chăn nuôi răn hổ mang, rắn ráo trâu tại địa phương.
Hòa Thuận

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây