Quy hoạch diện tích đất trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng tới năm 2030.

Ngày 11 tháng 01 năm 2011, UBND tỉnh đã ra quyết định số 107 về việc phê duyệt "Quy hoạch diện tích đất trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng tới năm 2030". Quy hoạch được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, với tổng diện tích tự nhiên 1.655,98 km2.
Quy hoạch diện tích đất trồng đảm bảo an ninh lương thực được thực hiện dựa trên quan điểm về phát triển nông nghiệp toàn diện trên cơ sở đảm bảo vững chức an ninh lương thực. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi với bộ giống có năng suất, chất lượng cao. Duy trì diện tích trồng lúa, hình thành các vùng sản xuất thâm canh lúa lai, lúa chất lượng cao, đảm bảo nhu cầu lương thực trong tỉnh, tăng cường sản phẩm lúa hàng hoá, cùng với các nông sản khác: rau màu thực phẩm, sản phẩm chăn nuôi và thuỷ sản...tạo các vùng sản xuất hàng hoá đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu thị trường, nhằm cải thiện đời sống dân cư.
quy_hoach
             Nông dân xã An Phụ, Kinh Môn làm đất trồng cây vụ đông                            
                                                                     Ảnh: Thuận Nguyên

Dành đủ đất lúa cho sản xuất lương thực theo khả năng của tỉnh và chỉ tiêu phân bổ của Trung ương. Khoanh định các vùng trồng lúa 02 vụ trên diện tích đất có chất lượng tốt, có vị trí thuận lợi.
Tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn: giao thông, điện, thuỷ lợi, cơ sở khuyến nông, trạm trại giống...Từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; tăng cường sự liên kết "04 nhà" và các cơ quan chuyên môn. Tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất tiếp cận với dịch vụ khoa học kỹ thuật, vật tư và thị trường trong nền sản xuất hàng hoá.
Mục tiêu phát triển nông nghiệp và sản xuất lương thực đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030: Sản xuất lương thực ổn định cho nhu cầu tiêu dùng của tỉnh và đóng góp tích cực vào mục tiêu an ninh lương thực Quốc gia; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 2,2%/năm, cơ cấu nông nghiệp được dự kiến là: trồng trọt chiếm 50% chăn nuôi và thuỷ sản chiếm 44%, dịch vụ chiếm 0,6%.
Về mục tiêu cụ thể đối với sản xuất lương thực: Duy trì diện tích đất trồng lúa năm 2010 là 66.579 ha; năm 2015 là: 60.000ha; năm 2020 là 58.000 ha; năm 2030 và các năm tiếp theo là 55.000 ha để đảm bảo vững chức an ninh lương thực Quốc gia; Sản lượng lương thóc năm 2010 đạt 748.266 tấn, đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh khoảng 658.266 tấn, cho dự trữ Quốc gia và thị trường ngoài tỉnh khoảng 90.000 tấn; Sản lượng thóc năm 2015 dự kiến đạt 719.800 tấn, đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh khoảng trên 600.000 tấn, cho dự trữ Quốc gia và thị trường ngoài tỉnh khoảng 90.000 tấn. Sản lượng thóc năm 2020 dự kiến đạt 741.000 tấn, đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh khoảng trên 641.000 tấn, cho dự trữ Quốc gia và thị trường ngoài tỉnh khoảng 100.000 tấn.
Để phục vụ cho quy hoạch diện tích đất trồng lúa, UBND tỉnh đã đưa ra một số định hướng như: phát triển hệ thống giao thông, nâng cấp các tuyến đường huyện và đường giao thông nông thôn phục vụ nhu cầu dân sinh, kiên cố hoá hệ thống đường nội đồng, đáp ứng yêu cầu cơ giới hoá trong vận chuyển; phát triển hệ thống thuỷ lợi, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho cây trồng; phát triển hệ thống dịch vụ nông nghiệp, tăng cường hoạt động của mạng lưới dịch vụ khuyến nông, Tổ chức tốt công tác tập huấn kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ, mô hình thâm canh có hiệu quả vào sản xuất, ưu tiên phát triển giống mới, tổ chức tốt dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật, dự báo tình hình sâu bệnh, hình thành và tổ chức tốt các Hợp tác xã dịch vụ sản xuất nông nghiệp trong các khâu: làm đất, tưới tiêu nước, bảo vệ thực vật, giống cây trồng...nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo lợi ích bền vững về kinh tế giữa Hợp tác xã và hộ nông dân.
Đồng thời, UBND tỉnh đã đề xuất một số dự án ưu tiên đầu tư phục vụ sản xuất lương thực như: Dự án "Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề an ninh lương thực trên địa bàn  Hải  Dương; Dự án phát triển giống lúa thuần tại "vùng giống nhân dân". Tiếp tục củng cố các vùng giống nhân dân, đào tạo nâng cao tay nghề cho hộ nông dân làm giống để có đủ giống chất lượng cung cấp cho sản xuất đại trà của tỉnh; dự án "phát triển giống lúa lai"-sản xuất hạt lai F1 trong nước; Dự án "Thâm canh các vùng sản xuất lúa tập trung quy mô 50 ha trở lên"; Dự án "Củng cố, nâng cấp hệ thống đê điều": Xây dựng các tuyến đê, kè đảm bảo ổn định dòng chảy, xây mới và thay thế các công qua đê đã cũ hỏng, đảm bảo chủ động phòng chống lũ vào mùa mưa và lấy nước tưới vào mùa khô; dự án "Xây dựng nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi nội đồng": kiên cố hóa kênh tưới, nạo vét các trục dẫn nước chính của hệ thống thủy nông, xây thêm một số trạm bơm tiêu lớn, cải tạo thay thế thiết bị các trạm bơm tiêu hiện có, nâng cao hệ số tiêu, đảm bảo tiêu úng kịp thời trong mùa mưa lũ; Dự án Đầu tư chương trình quy hoạch thiết kế đồng ruộng tại các vùng sản xuất lúa tập trung quy mô lớn, lồng ghép với các dự án quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng.
Nguyễn Thị Thuận (Biên tập)


Ảnh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây