Quy trình kỹ thuật thâm canh một số giống lúa TBKT đã được đưa vào cơ cấu giống lúa của tỉnh

I- Quy trình gieo cấy giống lúa SH141. Nguồn gốc: Giống lúa SH14 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo.Nhóm tác giả là: Nguyễn Thị Gấm, Trần Văn Tứ, Khúc Đình Quang cùng các cộng tác viên Tạ Minh Sơn và Nguyễn Trọng Khanh.
Quy trình kỹ thuật thâm canh một số giống lúa TBKT đã được đưa vào cơ cấu giống lúa của tỉnh
2. Đặc điểm sinh học:
Thời gian sinh trưởng vụ Mùa: 105 - 110 ngày, vụ Xuân muộn 135 - 140 ngày tương đương với giống Khang dân (KD). Cây cao100 cm, dạng hình thân lá đẹp, sinh trưởng nhanh và trổ thoát nhanh.
Chống chịu khá với một số loại sâu bệnh hại chính như: Rầy nâu, Khô vằn, Bạc lá. Nhiễm đạo ôn nhẹ. Chịu lạnh khá, nhất là giai đoạn trỗ bông (không bị lép đầu bông như Q5 và KD18), chịu thâm canh khá, chống đổ tốt hơn giống KD18, thích ứng khá rộng với các điều kiện khó khăn.
Giống lúa SH14 là loại hình bông to hạt xếp xít, có 150 - 400 hạt/bông tuỳ theo điều kiện canh tác, tỷ lệ hạt chắc cao 90-95%, trọng lượng 1000 hạt 23 gam.
Gạo trắng trong hơn Q5, tỷ lệ gạo nguyên sau khi xay cát cao hơn Q5, cơm mềm ngon hơn Q5 và KD 18.
Năng suất trung bình 65tạ/ha/vụ, thâm canh tốt đạt 70 - 80 tạ/ha/vụ.
3. Kỹ thuật canh tác:
Gống lúa SH14 phù hợp với kiểu canh tác gieo vãi, gieo hàng, gieo mạ dược để nhổ cấy.
Chân đất cấy thích hợp: Chân vàn và vàn thấp chủ động tưới tiêu.
Thời vụ gieo cấy:
- Vụ Xuân: Xuân muộn gieo từ 15/1 đến 5/2, cấy sau lập Xuân.
- Vụ Mùa: Gieo trà mùa sớm hoặc mùa Trung, gieo từ 1/6 - 25/6.
Kỹ thuật gieo cấy và chăm sóc:
- Mật độ cấy: Vụ Xuân 55 - 60 khóm/m2, vụ Mùa 50 - 55 khóm/m2, số dảnh cấy 1 - 2dảnh/Khóm (mật độg cấy dầy hơn so với Khang dân 5%). Gieo vãi dùng 0,7 - 0,8 kg thóc giống/sào Bắc Bộ.
- Tuổi mạ: Nên cấy mạ non. Vụ Xuân muộn tuổi mạ dược 18 - 20 ngày, tuổi mạ sân 12 - 15 ngày. Vụ Mùa tuổi mạ dược 13 - 15 ngày, mạ sân cấy khi 10 - 12 ngày tuổi.
- Lượng phân bón cho một sào Bắc Bộ (360m2) là: 200 kg phân chuồng, 15-20 kg phân tổng hợp NPK16:16:8 và 3 - 4 kg Kali clorua.
- Cách bón phân: Bón lót 200 kg phân chuồng, 7 - 10 kg phân tổng hợp NPK16:16:8. Bón thúc đẻ nhánh 8 - 10 kg phân tổng hợp NPK16:16:8 cùng với làm cỏ sục bùn, bón nuôi đòng 3 -4 kg kaly clorua khi lúa bắt đầu phân hoá đòng.
- Chăm sóc: quản lý nước tốt, làm cỏ bón thúc kịp thời. Chú ý phát hiện kịp thời sâu bệnh để phòng trừ.

II- Quy trình kỹ thuật thâm canh giống lúa Đột biến khang dân DT38
1 - Nguồn gốc và đặc điểm chính:
Giống lúa Đột biến khang dân DT 38 (ĐBKD DT38) được chọn lọc bằng phương pháp gây đột biến phóng xạ giống KD 18 được nhập nội từ Trung Quốc.
- Thời gian sinh trưởng vụ xuân: 130 - 135 ngày; Vụ mùa: 105 - 110 ngày
- Chiều cao cây: 95 - 100 cm
- Dạng cây gọn, sinh trưởng và phát triển tốt, chịu thâm canh trung bình khá, lá đứng bản, lá hẹp, màu sắc lá xanh đậm, nhiễm nhẹ khô vằn, nhiễm bệnh đạo ôn từ nhẹ đến trung bình, khả năng đẻ nhánh khá, ưu chân đất vàn và vàn cao.
- Bông to, số hạt chắc trên bông từ 160 - 175 hạt/bông, dạng hạt thon, hơi bầu. Trọng lượng 1.000 hạt từ 22 - 23 gam.
- Phẩm chất gạo tốt, ít bạc bụng, tỷ lệ xay sát đạt khá > 70%, chất lượng nấu nướng tốt. Năng suất trung bình 60 -70 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 75 - 80 tạ/ha.
2 - Kỹ thuật gieo trồng.
- Vụ mùa: Gieo mạ: từ ngày 5 - ngày 15/6; cấy: từ ngày 20/6 - ngày 30/6.
- Xuân muộn:
+ Gieo mạ sân từ ngày 20/1 - ngày 5/2, cấy từ ngày 5 - ngày 20/2.
+ Gieo thẳng: từ ngày 5 - ngày 20/2.
- Mật độ cấy: 40 - 50 khóm/m2, cấy từ 2 - 3 dảnh/khóm.
- Đầu tư Phân bón sào (360 m2)
Phân chuồng: 300kg - 400 kg hoặc 20 - 25 kg phân vi sinh Sông Gianh, Supe lân: 10 - 20 kg; Đạm Urê: 9 - 10 kg; Kali Clorua: 5 - 6 kg.
Cách bón:
+ Bón lót: toàn bộ phân chuồng hoặc vi sinh Sông Gianh + 100% supe lân + 50% Đạm + 50% Kaliclorua trước khi bừa cấy kép ống.
+ Bón thúc: khi lúa bén rễ hồi xanh (5-7 ngày sau cấy) 40% đạm.
+ Bón đón đòng: khi lúa phân hoá đòng (có cứt gián): 10% đạm + 50% kali.
- Theo dõi phòng trừ sâu bệnh kịp thời
- Chú ý bón phân cân đối, thực hiện tốt chế độ điều chỉnh nước, làm tăng khả năng chống đổ cho cây.

III- Qui trình kỹ thuật thâm canh giống lúa lai 3 dòng SYN6
1. Nguồn gốc giống:
Giống lúa lai 3 dòng SYN6 được lai tạo và tuyển chọn bởi sự hợp tác giữa Công ty Syngenta và Viện khoa học nông nghiệp Tứ Xuyên Trung Quốc, được đưa vào khảo nghiệm ở Việt Nam từ năm 2001 thông qua hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương. Đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận vào tháng 8 năm 2006.
2. Đặc tính giống:
Thời gian sinh trưởng từ: 115-130 ngày (vụ xuân 125-130 ngày; Mùa từ 105-110 ngày). Cây cao 100-110cm, mạ khoẻ chống đổ và chịu rét tốt, đẻ nhánh khoẻ và tập trung. Nhiễm nhẹ khô vằn kháng được bệnh đạo ôn cổ bông.
Bông dài trỗ gọn và thoát cổ bông tốt, tỷ lệ hạt chắc cao. Hạt gạo bầu dài, cơm mềm và ngon, có mùi thơm nhẹ. Năng suất trong vụ xuân đạt trên 7 tấn/ha thâm canh cao có thể đạt 10-12 tấn/ha.
3. Thời vụ và kỹ thuật gieo cấy:
- Vụ xuân gieo mạ từ: ngày 10/1 - ngày 15/2 vùng Đồng bằng sông Hông và vùng Bắc Trung Bộ. Tuổi mạ cấy 4-5 lá đối với mạ dược và 3-3,5 lá đối với mạ dày xúc và mạ trên sân.
- Mật độ cấy: 40-45 khóm/m2, cấy 1-2 dảnh. Khoảng cách 12 x 18-20cm.
4. Chăm sóc:
- Đầu tư phân bón/1 sào:
+ Phân chuồng: 300-400kg, Supelân 15-20kg, Đạm ure: 9-10 kg, Kali: 7-8 kg.
+Cách bón:
Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân + 1/4 lượng phân đạm.
Bón thúc lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh 50% lượng đạm + 50 % kali
Bón thúc lần 2 khi lúa làm đòng: bón hết số phân còn lại.
* Lưu ý: Vụ mùa bón giảm lượng đạm từ 15-20% để trách bệnh bạc lá.
5. Phòng trừ sâu bệnh:
Thăm đồng thường xuyên để theo dõi tình hình sâu bệnh và phòng trừ kịp thời sớm có hiệu quả.
- Với các loại sâu cuốn lá, sâu đục thân các loại thuốc Karate 2.5 EC, Regent 800WG, Thianmectin 0.50 ME.
- Rầy nâu, chích hút thường dùng thuốc Actara 25WG.
- Đạo ôn dùng các loại thuốc Filia 525 SE, Fujione 40EC.
- Bệnh khô vằn dùng Validacin 5SC, Anvil 5SC.
- Bệnh lep lép hạt dùng thuốc Tiltsuper 300EC.

IV- Quy trình kỹ thuật gieo cấy giống lúa lai Nghi hương 2308
1. Nguồn gốc giống:

Giống lúa lai Nghi hương 2308 (Nghi hương 1A x Nghi khôi 2308) là giống lúa lai 3 dòng do công ty TNHH khoa học kỹ thuật giống cây trồng Đắc Nguyệt - Tứ Xuyên - Trung Quốc chọn tạo. Giống được công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới theo quyết định số 2878 QĐ/BNN-TT ngày 04/10/2006 của Bộ NN&PTNT.
2. Đặc tính giống:
Giống có thời gian sinh trưởng từ: 130-135 ngày vụ xuân và 105-110 ngày vụ mùa. Sinh trưởng khoẻ đẻ nhánh khá, trỗ bông tập trung, độ thoát cổ bông tốt.
- Khả năng chịu rét, chống đổ tốt, chống chịu sâu bệnh khá.
- Năng suất cao ổn định, năng suất đạt 7-8 tấn/ha thâm canh tốt có thể đạt > 10 tấn/ha.
- Thích hợp gieo cấy trên chân đất từ vàn thấp đến cao. Đây là giống lúa lai có chất lượng cao nhất trong tập đoàn lúa lai chất lượng đã được công nhận ở Việt Nam. Hạt thoi dài, trắng trong, cơm mềm, hàm lượng dinh dưỡng cao, ngon và có mùi thơm nhẹ.
3. Thời vụ và kỹ thuật gieo cấy:
- Đây là giống có thể gieo cấy được cả 2 vụ/năm, cấy ở xuân muộn gieo từ ngày 25/1 - ngày 10/2. Mùa sớm gieo từ ngày 1- ngày 15/6 (theo lịch gieo cấy lúa lai của từng địa phương cho thích hợp). Cấy tuổi mạ non từ 2,5-3 lá.
- Mật độ cấy: tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu của đất, có thể cấy 40-45 khóm/m2, cấy từ 1-2 dảnh/khóm. Khoảng cách cấy 12 x 18-20cm.
4. Chăm sóc:
- Đầu tư phân bón/sào (360m2):
+ Phân chuồng: 300-400kg hoặc dùng 20-30kg VSSG, Supelân: 15-20kg, Đạm ure: 8-10kg, Kali: 7-8kg.
+ Cách bón: bón lót toàn bộ phân chuồng và Supelân + 30% đạm + 20% Kali.
+ Bón thúc lần 1: khi lúa bén rễ hồi xanh 60% đạm + 30% Kali.
+ Bón đón đòng: 10% đạm + 50% Kali.
Lưu ý: Riêng phân đạm ure tuỳ tình hình sinh trưởng của cây mà bón, vụ mùa bón giảm lượng từ: 15-20%.
+ Chế độ nước: trong suốt giai đoạn lúa đẻ nhánh cần giữ nước từ 3-5cm, đến cuối giai đoạn đẻ nhánh cần tiến hành rút nước phơi ruộng nứt nẻ chân chim. Sau đó cho nước to trở lại ruộng từ 5-10 cm cho đến khi lúa chín chắc xanh thì rút cạn nước.

5. Phòng trừ sâu bệnh: Thăm đồng thường xuyên để theo dõi tình hình sâu bệnh, phòng trừ kịp thời sớm có hiệu quả.
- Với các loại sâu cuốn lá, sâu đục thân các loại thuốc Karate 2.5 EC, Regent 800WG, Thianmectin 0.50 ME.
- Rầy nâu, chích hút thường dùng thuốc Actara 25WG.
- Đạo ôn dùng các loại thuốc Filia 525 SE, Fujione 40EC.
- Bệnh khô vằn dùng Validacin 5SC, Anvil 5SC.
- Bệnh lep lép hạt dùng thuốc Tiltsuper 300EC.
6. Thu hoạch: Kiểm tra đồng ruộng khi lúa đã chín đều thì mới thu hoạch. Khi thu hoạch không được chất đống để bốc nóng, không được phơi mỏng dưới nắng nóng trên nền xi măng. Khi xát thóc nên xát thóc ở thuỷ phần > 14% và xát bằng các loại máy chuyên dùng cho loại hạt thóc dài. Có như vậy gạo không bị gãy và vẫn giữ được mùi thơm.

V- Quy trình kỹ thuật thâm canh giống lúa lai N.ưu 69
1. Nguồn gốc giống:

Giống lúa lai N.ưu 69 (N5A x R97-69) do Trung tâm khai thác khoa học kỹ thuật lúa lai Nội Giang chọn tạo và Công ty TNHH khoa học kỹ thuật giống cây trồng Đắc Nguyệt - Tứ Xuyên - Trung Quốc.
2. Đặc tính giống:
Giống có thời gian sinh trưởng từ: 130-132 ngày vụ xuân và 110-115 ngày vụ mùa. Sinh trưởng tốt, đẻ nhánh khoẻ, gọn, khả năng thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh khá, đặc biệt là bệnh bạc lá trong vụ mùa; trỗ bông tập trung, độ thoát cổ bông tốt.
- Khả năng chịu rét, chống đổ tốt, chống chịu sâu bệnh khá.
- Năng suất cao ổn định, năng suất đạt 7-8 tấn/ha thâm canh tốt có thể đạt trên 10-12 tấn/ha. Năng suất cao hơn Nhị ưu 838 5-10% và cao hơn Bắc ưu 903 từ 14,3-17,8%. Chất lượng gạo khá.
- Thích hợp gieo cấy trên chân đất từ vàn thấp đến cao.
3.Thời vụ và kỹ thuật gieo cấy:
- Đây là giống có thể gieo cấy được cả 2 vụ/năm, cấy ở xuân muộn gieo từ ngày 25/1 - ngày 10/2. Mùa sớm gieo từ ngày 01- ngày 20/6 (theo lịch gieo cấy lúa lai của từng địa phương cho thích hợp). Cấy tuổi mạ non từ 2,5-3 lá.
- Mật độ cấy: tuỳ thuộc vào độ phì nhiêu của đất, có thể cấy 40-45 khóm/m2, cấy từ 1-2 dảnh/khóm.
4. Chăm sóc:
- Đầu tư phân bón/sào (360m2):
+ Phân chuồng: 300-400kg hoặc dùng 20-30kg VSSG, Supelân: 15-20kg, Đạm ure: 8-10kg, Kali: 7-8kg.
+ Cách bón: bón lót toàn bộ phân chuồng và Supelân + 30% đạm + 20% Kali.
+ Bón thúc lần 1: khi lúa bén rễ hồi xanh 60% đạm + 30% Kali.
+ Bón đón đòng: 10% đạm + 50% Kali.
+ Chế độ nước: trong suốt giai đoạn lúa đẻ nhánh cần giữ nước từ 3-5cm, đến cuối giai đoạn đẻ nhánh cần tiến hành rút nước phơi ruộng nứt nẻ chân chim. Sau đó cho nước to trở lại ruộng từ 5-10cm cho đến khi lúa chín chắc xanh thì rút cạn nước.
5. Phòng trừ sâu bệnh:
Thăm đồng thường xuyên để theo dõi tình hình sâu bệnh và phòng trừ kịp thời sớm có hiệu quả.
- Với các loại sâu cuốn lá, sâu đục thân các loại thuốc Karate 2.5 EC, Regent 800WG, Padan 95SP, Proclaim 1.9EC.
- Rầy nâu, chích hút thường dùng thuốc Actara 25WG.
- Đạo ôn dùng các loại thuốc Filia 525 SE, Fujione 40EC.
- Bệnh khô vằn dùng Validacin 5SC, Anvil 5SC.
- Bệnh lep lép hạt dùng thuốc Tiltsuper 300EC.

VI- Quy trình thâm canh giống lúa lai Bắc ưu 025
1. Nguồn gốc và đặc điểm:

a. Nguồn gốc: Là giống lúa lai 3 dòng của Trung Quốc, phản ứng nhẹ với ánh sáng chỉ gieo cấy được vụ mùa. Công ty giống cây trồng Quảng Ninh nhập nội khảo nghiệm ở vụ mùa 2004, mùa 2005, mùa 2006, giống đối chứng là Bắc ưu 903.
b. Những đặc điểm chủ yếu:
- Thời gian sinh trưởng: 125-130 ngày.
- Chiều cao cây: 110-115cm, dạng hình thân lá gọn, đẻ nhánh khoẻ.
- Khối lượng P1000 hạt từ 24-25 gam. Năng suất bình quân: 75-80 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng từ 10-20%, tỷ lệ gạo xát cao, trên 75%, chất lượng cơm mềm, dẻo, đậm, ngon, tương đương Bắc ưu 903. Khả năng chống bệnh bạc lá tốt hơn Bắc ưu 903, là giống lúa chống bạc lá tốt nhất hiện nay. Thích hợp các vùng đất cấy Mộc Hương, Mộc tuyền và Bao thai, đất vàn trung bình và vàn trũng.
2. Yêu cầu kỹ thuật:
a- Thời vụ: Gieo mạ từ ngày 01- ngày 15/6, cấy từ ngày 20/6- ngày 5/7 tuổi mạ 20 ngày.
b- Kỹ thuật thâm canh mạ:
- Lượng giống cần: 0,8-1,0 kg/sào
- Ngâm ủ hạt giống: Ngâm giống bằng nước sạch từ 10-12h, quá trình thay nước 5-6 giờ/lần. Trước khi ủ phải đãi sạch thóc giống, sau đó đem ủ, khi nào mầm bằng 1/3 hạt thóc đem gieo.
- Làm đất: đất phải được làm kỹ, tơi nhuyễn, sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,5m, vết rãnh xung quanh để thoát nước.
- Gieo mạ: gieo đều, chìm mầm, mật độ 1 kg giống/25-30m2.
- Phần bón cho 1 sào:
+ Lượng phân: 300kg phân chuồng hoai mục + 15kg Supên lân + 4-5kg đạm urê + 2-3 kg Kali Clorua.
- Cách bón: Bón lót 100% phân chuồng trước khi bừa kép ống lần cuối.
Bón lót 100% supelân + 2kg đạm + 2 kg Kali trên mặt luống, sau đó dùng tay hoặc trộn đều, làm san phẳng mặt luống. Lượng đạm còn lại bón thúc khi mạ đạt 1,5-2 lá.
+ Tưới tiêu: Khi mạ đạt 1,5-2 lá, giữ nước trên mặt ruộng từ 1,5-2,0cm, đến khi nhổ mạ cấy.
+ Phòng trừ sâu bệnh hại: Bọ trĩ, dòi đục nõn, sâu cuốn lá...
Chú ý: Khi gieo xong cần phun thuốc trừ cỏ dại bằng một số loại thuốc tiền nẩy mầm như Sofit .v.v.
c- Kỹ thuật cấy: Mật độ cấy 50-55khóm/m2, cấy từ 1-2 dảnh/khóm, cấy nông tay.
d- Lượng phân bón cho lúa cấy: (1 sào Bắc Bộ):
Lượng phân chuồng 300-400kg hoặc 20-25kg Vi sinh sông Gianh + 15-20kg Supelân+ 6-8kg đạm + 5-7kg Kali Clorua.
- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân sau khi bừa ngả. Trước khi bừa lần cuối bón lót 2-3kg đạm + 1-2kg Kali.
- Bón thúc lần 1: sau cấy 5-7 ngày 4-5 kg đạm + 2-3 kg Kali.
- Bón thúc lần 2: khi lúa có đòng non 1kg đạm + 3 kg Kali.
* Chú ý: nếu bón thúc muộn, bón ít Kali làm cho tỷ lệ lép cao.
e- Các biện pháp kỹ thuật khác:- Làm cỏ kịp thời, kết thúc trước khi lúa đứng cái làm đòng. Phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

KS. Vũ Văn Tân

 



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây