Chủ nhiệm dự án: KS. Phạm Nguyên Tần, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương.
Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Hải Dương.
Thời gian thực hiện: 01/1997 - 12/1998.
Kết quả nghiệm thu: Xếp loại xuất sắc.
Dự án đã đạt giải C Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn - Hải Dương lần thứ nhất năm 2001.
I. MỤC TIÊU
- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh và các TBKT khác xây dựng mô hình đảm bảo an toàn, ổn định lương thực, giá trị hàng hoá cao, tổng giá trị sản lượng 1 ha canh tác đạt từ 35 - 40 triệu đồng, năng suất lúa phải đạt trên 12 tấn ở các vùng sinh thái khác nhau trong tỉnh gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
- Khảo nghiệm, so sánh sản xuất thử các giống tiến bộ kỹ thuật mới về lúa, màu, cây công nghiệp để bổ sung vào cơ cấu sản xuất các mùa vụ nhằm không ngừng tăng năng suất sản lượng, tăng giá trị hàng hoá, góp phần thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp.
II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Xây dựng mô hình an toàn, ổn định lương thực, có giá trị hàng hoá cao gắn với bảo vệ môi trường sinh thái
1.1. Thời gian, địa điểm, quy mô thực hiện
- Thời gian thực hiện: 1/1997 - 12/1998.
- Địa điểm thực hiện: Xây dựng mô hình thâm canh 3 vụ (2 vụ lúa + 1 vụ màu), gồm 1.086 hộ nông dân của các HTX: Lai Cách, huyện Cẩm Giàng; Diên Hồng, huyện Bình Giang; An Bình, huyện Nam Sách; Trùng Khánh, huyện Gia Lộc; Đông Kỳ, huyện Tứ Kỳ. Nội dung của dự án thực hiện liên tục trong 2 năm 1997-1998 với 6 vụ sản xuất, đảm bảo năng suất lúa đạt trên 12 tấn/ha/năm, giá trị sản lượng đạt 35 - 40 triệu đồng/ha, giảm chi phí thuốc trừ sâu nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Quy mô thực hiện 2 năm 1997-1998 là 245,5 ha, trong đó:
+ Năm 1997: 110,3 ha (lúa xuân 40 ha, lúa mùa 40 ha, vụ đông 30,3 ha);
+ Năm 1998: 135,2 ha (lúa xuân 50 ha, lúa mùa 50 ha, vụ đông 35,2 ha).
1.2. Các biện pháp thực hiện về giống, phân bón, bảo vệ thực vật
- Về giống: Các giống lúa, giống màu đưa vào áp dụng đều đảm bảo chất lượng. Các giống lúa: Q5, MT131, Xi23, 13/2...; Các giống màu: ngô Bioced 9681, khoai tây Go của Trung Quốc, khoai lang Trạm hào 2. Dự án hỗ trợ 50% giá giống lúa.
- Lượng phân bón: Đối với lúa ngoài nước, phân bón của nông dân tự đầu tư, dự án hỗ trợ cho 1 sào 2 kg Kali, 100 ml phân bón Komik. Đối với sản xuất vụ đông, dự án hỗ trợ về phân bón 15.000 đồng/sào.
1.3. Kết quả thực hiện
a. Mục tiêu năng suất, sản lượng lúa
- Năm 1997: Năng suất lúa chiêm đạt 70 tạ/ha. Năng suất lúa vụ mùa đạt 55,4 tạ/ha.
Năng suất lúa 2 vụ bình quân đạt 125,4 tạ/ha, tăng so với sản xuất đại trà 14,1%.
- Năm 1998: Năng suất lúa vụ chiêm xuân đạt 69,9 tạ/ha. Năng suất lúa vụ mùa đạt 61,9 tạ/ha.
Năng suất lúa 2 vụ bình quân đạt 131,8 tạ/ha, tăng so với sản xuất đại trà 12,1%.
Sản lượng lúa 2 năm 4 vụ trên diện tích 90ha tăng so với đại trà 133,2 tấn, Năm 1997 tăng 62 tấn, năm 1998 tăng 71,2 tấn.
b. Mục tiêu, năng suất và sản lượng màu
Năm |
Giống |
Diện tích (ha) |
Năng suất bình quân (tạ/ha) |
Sản lượng (tấn) |
Năng suất tăng so với đại trà (%) |
1997 |
Ngô |
22,6 |
48,71 |
110 |
33,27 |
Khoai tây |
2,2 |
129,70 |
28,5 |
119,83 |
|
Khoai lang |
5,5 |
163,07 |
89,6 |
40,21 |
|
1998 |
Ngô |
16,8 |
47,26 |
125,2 |
27,48 |
Khoai tây |
7,5 |
151,27 |
113,4 |
47,66 |
|
Khoai lang |
6,5 |
192,65 |
125,2 |
27,48 |
Trong 2 năm, sản lượng ngô tăng 58,9 tấn, giá trị tăng 129,18 triệu đồng; sản lượng khoai tây tăng 71,1 tấn, giá trị tăng 121,26 triệu đồng; sản lượng khoai lang tăng 70,4 tấn, giá trị tăng 42,11 triệu đồng.
c. Các mục tiêu về an toàn, ổn định lương thực, giá trị hàng hoá cao gắn với bảo vệ môi trường sinh thái
- Về an toàn, ổn định lương thực:
Từ kết quả thực hiện cho thấy, trên một đơn vị diện tích đất canh tác (1 ha), nếu thâm canh 2 vụ lúa + vụ đông trồng các loại rau ngắn ngày như dưa, hành, rau... sẽ có sản lượng hàng hoá cao (50 - 60 triệu/ha/năm). Nếu có công nghệ chế biến và thị trường tiêu thụ phát triển, có thể khuyến cáo nông dân mở rộng diện tích trồng rau vụ đông trên đất lúa.
Để đảm bảo chiến lược an toàn, ổn định lương thực cho người, làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc, gia cầm để lấy thịt, trứng, sữa thì cần mở rộng thâm canh 2 vụ lúa và trồng các cây màu lương thực vụ đông. Giá trị hàng hoá nông sản đã đạt từ 43.466.200 đồng/ha đến 58.979.000 đồng/ha, vượt mục tiêu dự án đề ra.
- Về giảm thiểu ô nhiễm môi trường:
Trong quá trình sản xuất lúa, màu đã áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật như: giống tốt, phân bón cân đối, áp dụng phương pháp bảo vệ thực vật IPM nên sâu bệnh ít, lượng thuốc trừ sâu sử dụng giảm trung bình 30%, có nơi giảm 50%, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái.
2. Khảo nghiệm so sánh và sản xuất thử các giống lúa để bổ sung vào cơ cấu mùa vụ
2.1. Khảo nghiệm so sánh
2.1.1. Quy mô, phương pháp, địa điểm thực hiện
- Diện tích khảo nghiệm 20 m2/1ô x 3 lần nhắc lại = 60 m2/giống.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: theo phương pháp ngẫu nhiên.
- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật theo quy trình.
- Địa điểm thực hiện: các Xí nghiệp sản xuất giống lúa Lai Cách, Nam Sách, Tứ Kỳ, Điền Nhi, Quý Dương.
2.1.2. Kết quả
a. Năm 1997
Vụ xuân thực hiện 56 giống, vụ mùa 14 giống và kết luận một số giống có triển vọng để đưa vào sản xuất thử là MT131, X21, 13/2, DT10, số 6, BM9608, P4, KC90-7, KM18, DR2, MT6, P4, U20, HC1, Mộc hương.
b. Năm 1998
Vụ xuân thực hiện 32 giống, vụ mùa 30 giống và kết luận được một số giống lúa có triển vọng đưa vào sản xuất thử là: OMCS97, KM18, Chân quế, Xi23, X21, P4, 13/2, U20, Mộc hương; các giống nếp 9603, 44, 352, v.v...
2.2. Sản xuất thử các giống lúa
2.2.1. Quy mô, phương pháp thực hiện
- Diện tích sản xuất thử các giống từ 2 ha đến 25 ha (năm 1997 là 42,8 ha; năm 1998 là 95,55 ha); các giống đại trà đang áp dụng rộng được chọn làm đối chứng.
- Biện pháp kỹ thuật: được thực hiện theo quy trình.
2.2.2. Kết quả thực hiện
a. Năm 1997
Kết quả của vụ xuân và vụ mùa đã kết luận được:
- Các giống bổ sung vào cơ cấu vụ mùa: KM18, X21, U20, KC90-7, P4, các giống nếp 352, 9603 và dòng nếp 44 đạt năng suất cao và có hương thơm.
- Các giống tiếp tục đưa vào sản xuất thử là Xi23, VĐ10, IR64, VĐ20, VT, v.v...
b. Năm 1998
Kết quả của vụ xuân, vụ mùa đã kết luận được các giống bổ sung vào cơ cấu mùa vụ của tỉnh là Xi23, VĐ10, IR64, VĐ20, 13/2, Chân quế.
Trong 2 năm, qua 4 vụ sản xuất thử, dự án đã cung cấp cho sản xuất đại trà 495 tấn giống lúa, được đưa vào cơ cấu mùa vụ để gieo cấy trên 5.000 ha lúa.
3. Khảo nghiệm so sánh các giống màu, giống cây công nghiệp để bổ sung vào cơ cấu mùa vụ
3.1. Các giống khoai tây
Vụ đông 1997 và 1998 đã khảo nghiệm 9 giống khoai tây, kết luận được 3 giống KT3, Provento, Modial có năng suất cao nhất, tăng từ 25-43% so với giống đối chứng Mriella và giống khoai tây Trung Quốc, được bổ sung vào cơ cấu của tỉnh.
3.2. Các giống khoai lang
Trong 2 vụ xuân và vụ đông năm 1997 và 1998 đã tiến hành khảo nghiệm so sánh 12 giống khoai lang (giống đối chứng là giống khoai lang Hoàng Long), kết luận được 4 giống để bổ sung vào cơ cấu là giống K51, Trạm hào 2, KB1, KL6 có năng suất cao từ 23-27 tấn/ha, tăng hơn 20 lần so với giống Hoàng Long địa phương.
3.3. Các giống lạc
Vụ xuân 1997, vụ xuân 1998 và vụ đông 1998 đã thực hiện khảo nghiệm so sánh 4 giống lạc và kết luận được 3 giống lạc 77/43, Lo2, Dịt dầu Trung Quốc đều cho năng suất cao từ 31-37 tạ/ha, cao gấp 5 lần giống lạc đối chứng là lạc Sen, được bổ sung vào cơ cấu mùa vụ.
3.4. Giống đậu tương
Trong 2 năm 1997-1998 đã thực hiện khảo nghiệm so sánh 7 giống đậu tương trong vụ đông, vụ xuân và kết luận được các giống có năng suất cao hơn giống đối chứng DT84 từ 9-45%, các giống được bổ sung vào cơ cấu mùa vụ là: DT95, AK03, AK06, MTĐ176.
III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN
- Kết quả nghiên cứu về mô hình đảm bảo an toàn, ổn định lương thực, phát triển nông sản hàng hoá và bảo vệ môi trường sinh thái là luận cứ khoa học để tỉnh xây dựng chương trình hàng hoá đạt giá trị 36 triệu đồng/ha đất nông nghiệp vào năm 2005.
- Đã khảo nghiệm so sánh, sản xuất thử và kết luận được các giống lúa, giống màu, giống cây công nghiệp bổ sung vào cơ cấu mùa vụ của tỉnh, được áp dụng rộng trong sản xuất đại trà như:
Các giống lúa: Xi23, X21, U20, KC90-7, P4, VĐ10, VĐ20, VT, các giống nếp: 352, 9603, dòng 44 có năng suất cao và có hương thơm.
Các giống khoai tây: KT3, Provento, Modial.
Các giống khoai lang: K51, Trạm hào 2, KB1, KL6.
Các giống lạc: Lo2, Dịt dầu Trung Quốc, 77/43.
Các giống đậu tương: DT95, AK03, AK06, MTD176.