Chủ nhiệm dự án:
- Năm 1997-1998: KS. Vũ Bảo Dương, Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Hải Dương.
- Năm 1999-2001: KS. Mao Xuân Nung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương.
Cơ quan chủ trì thực hiện:
- Năm 1997-1998: Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Hải Dương.
- Năm 1999-2001: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương.
Thời gian thực hiện: 1/1997 - 12/2001.
Kết quả nghiệm thu, xếp loại: Xuất sắc.
Được tặng giải B, Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Côn Sơn - Hải Dương lần thứ nhất năm 2001.
I. MỤC TIÊU
- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT) sản xuất giống F1 lúa lai 3 dòng, 2 dòng tại tỉnh để hạ giá thành giống và chủ động cung cấp giống cho việc mở rộng sản xuất lúa lai trong tỉnh.
- Xây dựng mô hình thâm canh lúa lai đạt năng suất cao làm điểm trình diễn để các nơi học tập, áp dụng nhân ra diện rộng.
II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Tiếp thu và hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất hạt lai F1 và quy trình thâm canh lúa lai 3 dòng Bắc ưu 903
Từ các vụ mùa năm 1997-1998, được sự giúp đỡ của Viện Di truyền Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN & MT) phối hợp với Xí nghiệp lúa Nam Sách bước đầu tiếp thu công nghệ sản xuất giống F1 lúa lai 3 dòng Bắc ưu 903 trên diện tích nhỏ. Trong 2 năm 1999-2000, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở KHCN & MT tiếp tục thực hiện dự án KHCN cấp tỉnh "Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt lai F1 và quy trình thâm canh lúa lai 3 dòng Bắc ưu 903" đạt kết quả tốt, được áp dụng vào năm 2001.
1.1. Sản xuất hạt lai F1 vụ xuân
Bảng 1: Kết quả sản xuất giống F1 lúa lai 3 dòng Bắc ưu 903
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Năm Chỉ tiêu |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
- Diện tích (ha) |
1,5 |
1,5 |
0,5 |
0,5 |
20 |
- Năng suất (tấn/ha) |
1,4 |
1,7 |
2,45 |
2,45 |
2,0 |
- Sản lượng (tấn) |
2,1 |
2,55 |
1,225 |
1,225 |
40,0 |
- Diện tích gieo cấy do sử dụng giống F1 dự án sản xuất ra (ha) |
Đang thử nghiệm |
Đang thử nghiệm |
81,0 |
81,0 |
2.666 |
Giá bán 1kg giống (đồng/kg) |
Chưa tính |
Chưa tính |
16.500 |
16.500 |
14.000 |
Giá mua của Trung Quốc (đồng/kg) |
|
|
20.000 |
20.000 |
18.000- 2.000 |
Giảm so với mua của Trung Quốc (%) |
|
|
21 |
21 |
28-57 |
Nhận xét:
Do thực hiện quy trình kỹ thuật có kết hợp với việc theo sát diễn biến thời tiết đã xác định chính xác thời gian sinh trưởng, phát triển đặc biệt là thời gian trỗ bông của dòng bố và dòng mẹ trùng khớp, dẫn đến đạt năng suất cao (2 tấn F1/ha); giá bán 1 kg thóc giống thấp hơn giá mua của Trung Quốc từ 21 - 57%.
Trong các năm 1999-2000, việc áp dụng TBKT sản xuất giống F1 được thực hiện ở các xí nghiệp sản xuất giống lúa thuộc Công ty Giống cây trồng tỉnh và cán bộ kỹ thuật của Công ty đã tiếp thu và làm chủ được công nghệ sản xuất giống F1 lúa lai 3 dòng Bắc ưu 903. Vì vậy, năm 2001, quy mô thực hiện đã mở rộng lên 20 ha, trong đó 10 ha được thực hiện tại 137 hộ nông dân ở xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng. Các hộ nông dân được tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống lúa F1 và năng suất trung bình đạt 2 tấn/ha, có hộ đạt cao nhất 3,4 tấn/ha.
1.2. Sản xuất thử giống F1 lúa lai 3 dòng do đề tài tạo ra trên các chân đất vàn trũng và đất trũng để so sánh với giống Mộc tuyền
1.2.1. Trên chân đất vàn trũng (vụ mùa 1999)
- Quy mô thực hiện: 6,5 ha tại các xã Cẩm Định (Cẩm Giàng), An Lâm (Nam Sách), Cổ Bì (Bình Giang), Thanh Bính (Thanh Hà).
- Kết quả: Năng suất bình quân đạt 69 tạ/ha; có nhiều hộ gia đình đạt cao tới 80 - 90 tạ/ha, trong khi đó năng suất giống lúa Mộc tuyền đạt 44,8 tạ/ha, lúa bị đổ nhiều. Giống Bắc ưu 903 tăng so với giống Mộc tuyền trung bình 22,2 tạ/ha, bằng 54%, cây không bị đổ.
1.2.2. Trên chân đất trũng
Vụ mùa năm 2000 thực hiện ở 2 mô hình:
a. Nghiên cứu sâu tại Xí nghiệp Giống lúa Tứ Kỳ với qui mô 0,3 ha trên chân ruộng trũng nhất của Xí nghiệp.
- Nội dung thực hiện: Tạo ngập úng nhân tạo vào 3 giai đoạn (giai đoạn cấy xong: mực nước ngập 17 cm; giai đoạn lúa con gái: ngập 30 cm; giai đoạn phân hoá đòng: ngập 35 - 40 cm); mỗi giai đoạn kéo dài 5 - 9 ngày.
- Kết quả: Năng suất thực thu đạt 52,7 tạ/ha (năng suất Mộc tuyền đạt 40,66 tạ/ha), tăng 29,6%; khả năng vươn cao của cây lúa, độ dài lóng đều hơn Mộc tuyền, không bị nhiều nấm bệnh thân lá sau khi ngập nước và khả năng chống đổ tốt hơn Mộc tuyền rõ rệt.
b. Thực hiện diện tích trũng ở qui mô lớn.
Quy mô: 20 ha trên diện tích trũng nhất tại HTX Hồng Thái, huyện Ninh Giang.
Kết quả: Năng suất trung bình đạt 55,4 tạ/ha, tăng so với giống Mộc tuyền (năng suất đạt 40 tạ/ha) 38,5%; có nhiều hộ gia đình đạt 65-69 tạ/ha.
1.3. Giống lúa Bắc ưu 903 đã được đưa vào cơ cấu mùa vụ của tỉnh
Từ các kết quả nghiên cứu trên đã có đủ cơ sở để tỉnh đưa giống Bắc ưu 903 vào cơ cấu mùa vụ của tỉnh để thay thế giống Mộc tuyền.
Vụ mùa 2001 đã thực hiện:
- Giống F1 do đề tài cung cấp, cấy được 2.666 ha.
- Giống do Công ty Giống của tỉnh mua của Trung Quốc, các cơ quan khoa học Trung ương cung cấp cho sản xuất được trên 2.000 ha.
1.4. Tranh thủ được vốn hỗ trợ của Trung ương
Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá tại tỉnh Hải Dương năm 2002, Cục Khuyến nông, Khuyến lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hỗ trợ cho tỉnh sản xuất từ 80 - 100 ha giống F1 lúa lai 3 dòng Bắc ưu 903 (kinh phí hỗ trợ 6 triệu đồng/ha) trong vụ xuân 2002 để cung cấp giống sản xuất vụ mùa năm 2002.
2. Xây dựng mô hình thâm canh lúa lai 2 dòng đạt năng suất cao và bước đầu tiếp thu công nghệ sản xuất hạt lai F1 lúa lai 2 dòng Bồi tạp sơn thanh (BTST)
2.1. Xây dựng mô hình thâm canh lúa lai 2 dòng đạt năng suất cao
- Năm 1999, để có cơ sở đề xuất với tỉnh áp dụng và mở rộng giống lúa lai 2 dòng BTST trong sản xuất, Ban Chủ nhiệm Dự án đã xây dựng mô hình thử nghiệm tại 8 hợp tác xã (HTX) của các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Nam Sách và 2 đơn vị: Xí nghiệp lúa Quý Dương và Trung tâm Khảo nghiệm Giống cây trồng Điền Nhi với quy mô 20 ha (vụ xuân 5 ha và vụ mùa 15 ha) để trình diễn cho các địa phương trong tỉnh tham quan học tập.
- Kết quả:
+ Vụ xuân năng suất cao nhất 81,8 tạ/ha, trung bình 77,6 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng Q5: 20,78%.
+ Vụ mùa năng suất cao nhất 85 tạ/ha, trung bình đạt 77,6 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng (Q5) là 17,3%.
+ Về chất lượng gạo: nhỏ dài, ít bạc bụng, ngon hơn Q5, cơm ngon.
Từ kết quả trên, UBND tỉnh đồng ý cho triển khai áp dụng năm 2000: vụ xuân 500 ha, vụ mùa 1000 ha giống lúa lai 2 dòng BTST, năng suất đạt trung bình 7.075 tạ/ha, cao hơn Q5 từ 15-18%.
Để mở rộng giống lúa này vào sản xuất đại trà, trong khi giống mua của Trung Quốc lại quá đắt, từ 26.500 - 31.000 đồng/kg, do vậy, ngay từ năm 2000 tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường cùng với sự giúp đỡ của chuyên gia Trung Quốc thực hiện việc nghiên cứu lai tạo giống F1 lúa lai 2 dòng BTST tại tỉnh.
2.2. Bước đầu tiếp thu sản xuất hạt lai F1 lúa lai 2 dòng BTST
- Thời gian thực hiện: vụ xuân, vụ mùa năm 2000 và vụ mùa 2001.
- Kết quả thực hiện: (xem Bảng 2).
Bảng 2: Kết quả sản xuất giống F1 lúa lai 2 dòng Bồi tạp sơn thanh.
Địa điểm |
Năm 2000 |
Vụ mùa 2001 |
Ghi chú |
|||||||
Vụ Xuân |
Vụ mùa |
|||||||||
Diện tích (ha) |
Năng suất (tấn/ha) |
Sản lượng (tấn) |
Diện tích |
Năng suất (tấn/ha) |
Sản lượng (tấn) |
Diện tích (ha) |
Năng suất (tấn/ha) |
Sản lượng (tấn) |
||
- XN lúa Nam Sách |
0,3 |
0,95 |
0,285 |
1,8 ha |
1,58 |
2,84 |
|
|
|
|
- 1 hộ gia đình xã An Lâm - Nam Sách |
|
|
|
2 sào |
1,89 |
0,16 |
|
|
|
87 hộ gia đình tham gia, hộ có năng suất cao nhất 2,35 tấn/ha |
- XN lúa Lai Cách |
|
|
|
|
|
|
2 |
1,8 |
3,6 |
|
- Xã Phú Điền - Nam Sách |
|
|
|
|
|
|
4 |
1,78 |
7,12 |
|
- Tr.ung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Điền Nhi |
|
|
|
|
|
|
1 |
1,53 |
1,53 |
|
Cộng |
0,3 |
0,95 |
0,2815 |
1,81 ha |
1,65 |
3,0 |
7 |
1,75 |
12,25 |
Nhận xét:
- Đã xác định giống lúa BTST phù hợp với vụ mùa, đạt năng suất cao.
- Do thực hiện đúng qui trình, xác định diễn biến thời tiết, điều tiết giống bố, mẹ trỗ trùng khớp nên năng suất năm sau cao hơn năm trước: năm 2000 năng suất đạt 1,65 tấn/ha, năm 2001 đạt 1,75 tấn/ha (tăng 6%). Kết quả bước đầu đã sản xuất được 16 tấn hạt giống lúa F1 lúa lai 2 dòng BTST đạt tiêu chuẩn, có độ thuần đạt 99,85% (do Trung tâm Khảo nghiệm Giống cây trồng Trung ương kiểm định); giá bán 20.000 đồng/kg, giảm so với giá mua của Trung Quốc từ 32 - 55% (mua của Trung Quốc thấp nhất 26.500 - 31.000 đồng/kg). Giống F1 do dự án sản xuất ra năm 2000-2001 đã cung cấp để sản xuất 600 ha lúa đại trà, năng suất đạt trung bình 7 - 7,5 tấn/ha, tương đương với giống mua của Trung Quốc.
- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Công ty giống bước đầu đã tiếp thu được công nghệ sản xuất giống F1 lúa lai 2 dòng, đặc biệt năm 2001, ngoài việc triển khai thực hiện tại một số xí nghiệp sản xuất giống lúa (3 ha) đã đào tạo, chuyển giao TBKT sản xuất giống F1 lúa lai 2 dòng cho 87 hộ nông dân tại xã Phú Điền, huyện Nam Sách, năng suất trung bình đạt 1,78 tấn/ha, có hộ đạt năng suất cao nhất 2,35 tấn/ha.
III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Bước đầu tiếp thu và hoàn thiện được quy trình công nghệ sản xuất giống F1 lúa lai 3 dòng Bắc ưu 903 và lúa lai 2 dòng BTST tại tỉnh đạt kết quả tốt. Từ năm 1999-2001, dự án đã cung cấp giống để sản xuất được 5.000 ha lúa lai 3 dòng Bắc ưu 903 ở chân vàn trũng vụ mùa, năng suất đạt 5,5 tấn/ha, tăng so với lúa Mộc tuyền (năng suất đạt 4,5 tấn/ha) là 22%; diện tích lúa lai 2 dòng toàn tỉnh đạt 5.100 ha (trong đó dự án cung cấp giống là 600 ha), năng suất đạt 7,2 tấn/ha, tăng hơn so với giống Q5 (năng suất 6,2 tấn/ha) là 16%.
Giống lúa lai 3 dòng Bắc ưu 903 và lúa lai 2 dòng BTST đã được đưa vào cơ cấu mùa vụ của tỉnh từ năm 2001-2002 và được mở rộng hàng chục nghìn ha vào những năm tiếp theo. Đặc biệt giống Bắc ưu 903 hiện nay vẫn còn được áp dụng rộng ở trong các chân vàn trũng vụ mùa của tỉnh.