Sản xuất giống lúa lai 2 dòng, 3 dòng

ĐỀ TÀI KHẢO NGHIỆM, SẢN XUẤT THỬ CÁC GIỐNG LÚA TIẾN BỘ KỸ THUẬT VÀ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÙNG GIỐNG LÚA NHÂN DÂN PHỤC VỤ MỤC TIÊU AN TOÀN LƯƠNG THỰC, GÓP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (Là đề tài nhánh trong dự án sản xuất lúa lai 2 dòng, 3 dòng)  

Chủ nhiệm đề tài: KS. Mao Xuân Nung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương.

Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương.

Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Hải Dương.

Thời gian thực hiện: 1/1999 - 12/2001.

Kết quả nghiệm thu, xếp loại: Xuất sắc.

I. MỤC TIÊU

- Khảo nghiệm và sản xuất thử các giống lúa tiến bộ kỹ thuật (TBKT) có năng suất cao, chất lượng đảm bảo để bổ sung vào cơ cấu mùa vụ của tỉnh.

- Nghiên cứu xây dựng vùng giống lúa nhân dân áp dụng TBKT sản xuất, nhân lọc các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ sản xuất đại trà.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Khảo nghiệm các giống lúa có triển vọng

1.1. Quy mô và phương pháp thực hiện

- Diện tích khảo nghiệm: 20 m2/1ô x 3 lần nhắc lại = 60 m2/giống.

- Phương pháp bố trí thí nghiệm: ngẫu nhiên.

- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật: theo quy trình.

1.2. Kết quả thực hiện

1.2.1. Năm 1999

a. Đặc điểm thực hiện 2 vụ xuân, mùa: Tại các Xí nghiệp giống lúa Nam Sách, Lai Cách, Tứ Kỳ, Quý Dương, Kim Thành, Điền Nhi.

b. Các giống lúa đưa vào khảo nghiệm: gồm 37 giống lúa. Dưới đây chỉ nêu các giống tiêu biểu.

- Vụ xuân: có 17 giống tham gia.

+ Trà xuân sớm: 4 giống (NX30, DT15, Xi23, đối chứng (Đ/C): D10).

+ Trà xuân trung: 8 giống (BM9608, N1-9, NP2, D26, D23, BM9620, BM 9855, Đ/C: C70).

+ Trà xuân muộn: 5 giống (BM9820, DV2, DV108, Chân quế, Đ/C: Q5).

- Vụ mùa: có 19 giống tham gia.

+ Trà mùa sớm: 8 giống (DV108, Chân quế, Quế chiêm tế, ĐH85, HYT77, Maly, giống số 1, Đ/C: KD18).

+ Trà mùa trung: 5 giống (D26, N1-9, NP2, NX30, đối chứng: C70).

+ Trà mùa muộn: 6 giống (U21, U17, Mộc hương, Hồng Kông 1, DT17, Đ/C: Mộc tuyền).

c. Kết quả khảo nghiệm, so sánh 2 vụ xuân, mùa.

- Các giống mang tính ổn định cao về năng suất cần được tiếp tục duy trì trong cơ cấu các giống đại trà: Q5, X23, Chân quế, C70, KD18.

- Sản xuất thử các giống: NX30, DT15, BM9608, BM9820, NP2, U21.

- Tiếp tục khảo nghiệm các giống: D26, D23, DV2, BM9626, DT17.

1.2.2. Vụ xuân năm 2000 (vụ mùa không thực hiện khảo nghiệm, chỉ thực hiện sản xuất thử).

a. Địa điểm thực hiện: Tại 5 Xí nghiệp sản xuất giống lúa Nam Sách, Lai Cách, Quý Dương, Tứ Kỳ và Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng Điền Nhi.

b. Các giống đưa vào khảo nghiệm.

+ Trà xuân sớm: 4 giống (MT163, NX30, U21, Đ/C: Xi23).

+ Trà xuân trung: 3 giống (BM9855, NP2, Đ/C: C70).

+ Trà xuân muộn: Có 8 giống tham gia.

Lúa thường: BM9820, Đ/C: Q5, KM18.

Lúa lai: Bồi tạp 36, Bồi tạp 35, Nhị ưu 838, Đ/C: Bồi tạp sơn thanh.

c. Kết quả thực hiện.

- Các giống lúa có triển vọng nhất đưa vào sản xuất thử với quy mô lớn hơn trong vụ mùa 2000 gồm có:

+ Giống MT163: là giống sinh trưởng khoẻ, đẻ nhánh khá, cứng cây, bông to, hạt xếp xít, sạch sâu bệnh, có tiềm năng sản xuất cao và có năng suất cao nhất trà xuân sớm, cao hơn Xi23 (Đ/C) là 19%. Tuy nhiên, giống này chịu rét trung bình, lá đòng mau tàn và còn phân ly nhiều dạng.

+ Giống NX30: là giống sinh trưởng khá, đẻ nhánh khoẻ, có tiềm năng cho năng suất cao, cao hơn năng suất Đ/C Xi23: 0,33%. NX30 là giống hỗn giống nên rất khó chọn dòng để làm thuần giống.

+ BM9855: đã qua khảo nghiệm 3 vụ, cho năng suất khả quan, năng suất cao hơn C70 (Đ/C): 4,1%, đẻ nhánh trung bình, sinh trưởng tốt, lá đòng xanh đậm, bản lá dày, lâu tàn, chất lượng gạo ngon, sạch sâu bệnh.

- Các giống đối chứng vẫn là những giống có nhiều ưu điểm tốt, tiếp tục được sử dụng rộng trong sản xuất.

+ Giống Xi23: là giống sinh trưởng khoẻ, đẻ nhánh khá, cứng cây, sạch sâu bệnh, độ thuần khá, có nhiều tiềm năng cho năng suất cao, gạo ngon.

+ Giống C70: vẫn cho năng suất cao và ổn định, chịu rét khá, sinh trưởng khó, đẻ nhánh khá, chống đổ tốt, lá đòng bền, lâu tàn, thế cây đẹp, gạo ngon, dễ nhiễm bệnh đạo ôn, dễ rụng hạt.

+ Giống Q5 và KM18: là 2 giống đối chứng vẫn cho năng suất cao, ổn định, đứng đầu trà xuân muộn đối với lúa thuần năng suất trung bình đạt 6,3 - 6,5 tấn/ha.

2. Sản xuất thử các giống lúa có triển vọng để bổ sung vào cơ cấu mùa vụ của tỉnh.

2.1. Quy mô, phương pháp thực hiện.

- Diện tích sản xuất thử các giống lúa từ 0,5 - 3 ha/giống, các giống đối chứng là những giống trong sản xuất đại trà đang áp dụng rộng.

- Các biện pháp kỹ thuật được thực hiện theo quy trình.

2.2. Kết quả thực hiện.

2.2.1. Năm 1999.

a. Vụ xuân.

- Địa điểm thực hiện: các xí nghiệp giống lúa Nam Sách, Lai Cách, Tứ Kỳ, Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng Điền Nhi và HTX Đức Xương, huyện Gia Lộc.

- Các giống thực hiện: gồm 13 giống, trong đó:

+ Trà xuân sớm có 4 giống: DT17, DT15, DT12, Đ/C: DT10.

+ Trà xuân trung có 5 giống: BM9608, X24, ITA, U21, Đ/C: C70.

+ Trà xuân muộn có 4 giống: DH85, Quế chiêm tế, Chân quế, Đ/C: KM18.

b. Vụ mùa.

- Địa điểm thực hiện: Các xí nghiệp sản xuất giống lúa Nam Sách, Lai Cách, Quý Dương, Tứ Kỳ, Kim Thành, Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng Điền Nhi.

Các giống thực hiện gồm 11 giống, trong đó:

+ Trà mùa sớm có 3 giống: DH85, Chân quế, Đ/C: KM18.

+ Trà mùa trung có 3 giống: BM9608, DT15, Đ/C: C70.

+ Trà mùa muộn chân trũng có 5 giống: Hồng Kông 1, Mộc hương, U21, DT17, Đ/C: Mộc tuyền.

c. Kết quả:

Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, sản xuất thử vụ xuân, vụ mùa năm 1998 và 1999, dự án đã kết luận:

- Các giống bổ sung vào cơ cấu mùa vụ:

BM9608: cả 2 vụ đều có năng suất cao hơn giống đối chứng C70 từ 12-30%.

DT15: vụ xuân có năng suất cao hơn giống đối chứng DT10 từ 3-4%, vụ mùa cao hơn giống đối chứng C70 là 16%.

U21: là giống lúa chịu úng vụ mùa, cứng cây, chịu úng tốt hơn giống Mộc tuyền và có năng suất cao hơn 13%.

- Tiếp tục sản xuất thử các giống DT17, Chân quế, U17, v.v...

2.2.2. Năm 2000.

a. Địa điểm khảo nghiệm:

Tại 6 cơ sở sản xuất giống lúa của tỉnh là: Xí nghiệp Lai Cách, Quý Dương, Tứ Kỳ, Nam Sách, Kim Thành và Trung tâm giống cây trồng tỉnh (mỗi đơn vị khảo nghiệm từ 1 - 5 giống).

b. Số giống tham gia.

- Vụ xuân: 8 giống (không kể giống đối chứng), trong đó trà xuân sớm 3 giống NX30, MT163, BM 9830 (Đ/C: Xi23); trà xuân trung 2 giống BM9855, ĐT10 (Đ/C: C70); trà xuân muộn 3 giống BM9820, ĐV108, Tảo phong (Đ/C: KM18).

- Vụ mùa: khảo nghiệm 8 giống (không kể đối chứng), trong đó trà sớm: 2 giống NĐ1, NĐ3, (Đ/C: KM18); trà trung 5 giống NX30, BM9830, BM9855, ĐT10, MT163 (Đ/C: Xi23); trà muộn 1 giống HC1 (Đ/C: Mộc tuyền).

c. Kết quả.

- Qua 2 vụ tổ chức chỉ đạo sản xuất thử các giống NĐ3, NX30, BM9830 đã được nông dân trong tỉnh chấp nhận và lượng giống sản xuất ra đã được cung cấp hết cho sản xuất với số lượng 150 tấn.

- Các giống MT163, BM9855, Hồng Kông 1 cũng là giống có tiềm năng cho năng suất cao hơn đối chứng, song vẫn còn có những nhược điểm: giống còn phân ly, độ thuần đồng ruộng thấp, có nhiều biểu hiện nhiễm bệnh cao hơn đối chứng.

2.2.3. Năm 2001.

a. Địa điểm thực hiện 2 vụ xuân, mùa: tại các xí nghiệp giống lúa Lai Cách, Nam Sách, Quý Dương, Tứ Kỳ, Kim Thành, Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Điền Nhi.

b. Kết quả thực hiện.

Số giống tham gia vụ xuân:

- Vụ chiêm xuân: 8 giống.

+ Trà xuân sớm gồm 4 giống: NX30, BM9830, MT163, DT115, đối chứng: Xi23.

+ Trà xuân trung: một giống: BM9885 (Đ/C: C70).

+ Trà xuân muộn gồm 3 giống: Khao 85, Việt hương chiêm, NĐ3, Đ/C: KM18.

- Vụ mùa: 9 giống.

+ Trà mùa sớm gồm 7 giống: Việt hương chiêm, Khao 85, AIT77, Quốc Hào, VH1, Đ/C: KM18; nếp 97, nếp 99, Đ/C: nếp 352.

+ Trà mùa trung gồm 2 giống: BM9962, BM9830, Đ/C: Xi23.

Qua khảo nghiệm, đề tài đưa ra nhận xét:

- Các giống NX30, BM9830, NĐ3, Việt hương chiêm là những giống có năng suất cao hơn so với giống đối chứng đã được nông dân trong tỉnh chấp nhận, được đưa vào cơ cấu mùa vụ của tỉnh. Đề tài đã cung cấp cho sản xuất đại trà 127,44 tấn các loại giống nói trên để mở rộng nhanh vào sản xuất.

- Các giống AIT77, Quốc Hào, VH1, BM9962 mới được khảo nghiệm sản xuất thử 1 vụ mùa năm 2001, song về năng suất và khả năng chống chịu cũng hơn hẳn so với giống đối chứng, trong đó có giống Quốc hào có năng suất cao hơn so với giống đối chứng 9,6%, giống BM9962 tăng 15,6%, giống BM9962 còn phân ly nhiều dạng do đó nếu phát triển được cần phải chọn lọc và nhân dòng.

- Giống nếp 97 và nếp 99 năng suất cao hơn hẳn so với giống đối chứng IR352, vì vậy cần phải được theo dõi tiếp tục ở vụ sau.

3. Nghiên cứu xây dựng mô hình vùng giống nhân dân, sản xuất thử giống lúa mới, nhân các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ sản xuất đại trà.

3.1. Quy mô, địa điểm và thời gian thực hiện.

- Thời vụ: vụ mùa năm 2000.

- Địa điểm, quy mô thực hiện: Tổng số hộ nông dân tham gia là 286 hộ, với diện tích 19,7 ha (mỗi HTX trung bình từ 3 - 6,5 ha, qui thành vùng tập trung) tại 4 HTX: xã Thái Học, huyện Bình Giang: 60 hộ; Đức Chính, huyện Cẩm Giàng: 86 hộ; Phượng Hoàng, huyện Thanh Hà: 37 hộ; Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện: 103 hộ.

3.2. Nội dung xây dựng mô hình

- Giống đưa vào sản xuất Q5, là giống chủ lực trong sản xuất đại trà của xuân muộn, mùa sớm, mùa trung của tỉnh.

- Đề tài cử cán bộ kỹ thuật tập huấn kỹ thuật và trực tiếp hướng dẫn cán bộ kỹ thuật của xã, các hộ nông dân thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống lúa từ khâu gieo cấy, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM, khử lẫn, thu hoạch và bảo quản giống sau thu hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm định đồng ruộng vào 3 giai đoạn (sau cấy, trổ thoát, trước thu hoạch) để công nhận giống thì mới được đưa vào làm giống sản xuất.

- Nghiên cứu cơ chế, biện pháp để khuyến khích các hộ gia đình nông dân sản xuất giống lúa cung cấp cho sản xuất tại HTX và các nơi khác.

3.3. Kết quả.

- Năng suất bình quân trên diện tích của mô hình đạt 60,2 tạ/ha, sản lượng đạt 118,6 tấn, trong đó có 91,85 tấn đạt tiêu chuẩn giống cấp I (77,5%); giá giống là 2.500 đồng/kg (mua của Xí nghiệp quốc doanh là 3.800 đồng/kg, giảm 52%).

- Lượng giống này được HTX chỉ đạo đổi trong nội bộ (1 kg thóc giống bằng 1,2 - 1,3 kg thóc thịt). Lượng giống còn lại được Công ty giống cây trồng của tỉnh mua của nông dân với giá thoả thuận để cung cấp cho các nơi khác trong tỉnh.

- Đã giúp nông dân có nhận thức sâu hơn về quá trình áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật: giống tốt, phân bón cân đối, phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, khử lẫn, kiểm định ngoài đồng, thu hoạch... để sản xuất được giống tốt tại chỗ cung cấp cho sản xuất.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

- Đã kết luận được một số giống lúa có năng suất cao, chất lượng đảm bảo và các ưu điểm khác về sinh trưởng, phát triển, tính chống sâu bệnh, khả năng thích nghi, v.v... được bổ sung vào cơ cấu mùa vụ của tỉnh, được cấy đại trà với quy mô lớn trong sản xuất như các giống lúa BM9608, DT15, U21, U17, NX30, BM9830, NĐ3, Việt hương chiêm, v.v...

- Mô hình vùng giống lúa nhân dân: đến năm 2003 kết quả của đề tài được chuyển thành dự án kinh tế "Phát triển vùng giống lúa nhân dân" mở rộng trong toàn tỉnh. Đến năm 2005, các vùng giống lúa nhân dân trong tỉnh đã sản xuất và cung cấp các giống lúa đảm bảo chất lượng cho sản xuất đại trà được từ 65 -67% diện tích.


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây