Chủ nhiệm đề tài: Đại tá Phạm Văn Loan, Phó Giám đôc Công an tỉnh Hải Dương.
Đơn vị chủ trì thực hiện: Công an tỉnh Hải Dương
Thời gian thực hiện: Năm 2006.
Kết quả nghiệp thu, xếp loại: Xuất sắc.
I. MỤC TIÊU
- Đánh giá đúng tình hình hoạt động đầu tư nước ngoài và thực trạng công tác đảm bảo an ninh trật tự phục vụ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
- Dự báo được tình hình hoạt động đầu tư và tình hình an ninh trật tự trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài thời gian tới, đề ra những giải pháp đảm bảo an ninh trật tự đối với hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hải Dương.
II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Đánh giá hoạt động đầu tư và các công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Đầu tư trong nước (ĐTTN) là bộ phận chủ yếu giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Qua hơn 20 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn có những chủ trương, chính sách đúng đắn nhằm khuyến khích và mở rộng hoạt động đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đã không ngừng phát triển, phản ánh tinh thần phát huy nội lực, tự lực tự cường của nhân dân ta trong phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ an ninh trật tự (ANTT), hoạt động đầu tư trong nước đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, nếu không giải quyết có hiệu quả sẽ dẫn đến mất ổn định an ninh trong lĩnh vực kinh tế, kìm hãm sự phát triển, thậm chí sẽ dẫn đến nguy cơ tụt hậu, mất vai trò chỉ đạo, chệch hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)... Qua quá trình nghiên cứu hoạt động ĐTTN trên địa bàn tỉnh Hải Dương, những vấn đề đặt ra đối với công tác đảm bảo ANTT, đề tài rút ra một số kết luận sau:
- Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự tích cực của các sở, ban, ngành, đoàn thể, sự đồng tình, hưởng ứng của nhân dân, hoạt động ĐTTN tại Hải Dương đã không ngừng phát triển, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, đưa tỉnh ta vào nhóm các tỉnh năng động, có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước, nằm trong số 10 tỉnh có thu ngân sách lớn nhất cả nước; góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân.
- Những thành tựu trên đây có được một phần là do Hải Dương có tình hình chính trị, xã hội, ANTT ổn định là môi trường thuận lợi để đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Điều đó phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước, các ban, ngành, đoàn thể và lực lượng công an đã phát huy vai trò, chức năng của mình phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội chung của tỉnh.
- Tuy nhiên, do hoạt động ĐTTN trong cơ chế thị trường còn khá mới mẻ, hoạt động QLNN và hoạt động đảm bảo ANTT còn nhiều lúng túng, bất cập, tạo nhiều sơ hở để phạm tội và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ĐTTN phát sinh, tồn tại và phát triển, làm ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Công tác đảm bảo ANTT trên lĩnh vực ĐTTN của lực lượng công an còn nhiều bất cập, lúng túng do những nguyên nhân sau:
+ Việc tổ chức, bố trí lực lượng đảm bảo ANTT trong các lĩnh vực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Lực lượng còn thiếu, chưa tổ chức được lực lượng chuyên trách ở cấp huyện. Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm về kinh tế ở cấp huyện chưa được quan tâm đúng mức.
+ Việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm đảm bảo ANTT trong lĩnh vực ĐTTN còn kém hiệu quả. Công tác phát động quần chúng chưa sâu rộng, công tác đầu tư cơ bản còn dàn trải, công tác quản lý các loại đối tượng chưa chặt chẽ, công tác điều tra xử lý tội phạm trong lĩnh vực ĐTTN còn có xu hướng hữu khuynh, hiệu quả răn đe, phòng ngừa tội phạm không cao.
+ Nhận thức của cán bộ chiến sỹ lực lượng công an về lĩnh vực ĐTTN còn hạn chế. Thời gian tới nhiều mâu thuẫn nội tại của cơ chế thị trường vẫn tiếp tục phát triển như cạnh tranh không lành mạnh, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư, sự phân hoá giàu nghèo, nạn thất nghiệp gia tăng... Mặt khác, quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng đặt ra những nguy cơ, thách thức mới như sự lạc hậu, trì trệ dẫn đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế tỉnh ta nói chung yếu. Âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng hội nhập kinh tế để tác động, chuyển hoá về chính trị, hoạt động của các loại tội phạm kinh tế, nhất là tội phạm có tính quốc tế, tội phạm công nghệ cao, tội phạm lừa đảo, rửa tiền... đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước và lực lượng công an nhiệm vụ ngày càng nặng nề hơn.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm ANTT trong lĩnh vực ĐTTN trên địa bàn tỉnh.
+ Đề tài đã đưa ra dự báo tình hình đầu tư và tình hình ANTT trong lĩnh vực ĐTTN trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian tới và một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ANTT trong lĩnh vực ĐTTN trên địa bàn tỉnh Hải Dương gồm: Nhóm giải pháp phòng ngừa tội phạm, nhóm giải pháp phát hiện và điều tra, xử lý tội phạm; nhóm giải pháp tổ chức lực lượng phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư trong nước.
+ Để phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong thời gian qua, tiếp tục đổi mới công tác quản lý nhà nước về ANTT trong lĩnh vực ĐTTN, các cơ quan quản lý nhà nước và lực lượng công an cần nhận thức đầy đủ bản chất của hoạt động ĐTTN trên nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội và vận dụng sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của luật pháp cho phép để tác động vào hoạt động ĐTTN theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước ta đã hoạch định và thúc đẩy hoạt động ĐTTN phát triển lành mạnh, bền vững, làm giảm các hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật. Đồng thời phải nhận thức rõ những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập để chủ động tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền có chủ trương, đối sách đúng đắn trong lãnh đạo và quản lý sự nghiệp phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.
+ Đối với lực lượng công an, nhất là lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, mỗi cán bộ, chiến sỹ phải luôn nêu cao ý thức trách nhiệm, không ngừng bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, trình độ khoa học, kỹ thuật, kinh tế, tài chính, pháp luật; sắc bén về nghiệp vụ, vững về chính trị, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Các đơn vị công an nhân dân phải chủ động nghiên cứu để áp dụng các giải pháp, trong đó có các giải pháp được đề tài đề xuất để nâng cao một bước hiệu quả công tác đảm bảo ANTT trong lĩnh vực ĐTTN, góp phần thực hiện thắng lợi quá trình hội nhập, công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh.
3. Kiến nghị.
Quán triệt chủ trương đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta, đảm bảo cho các thành phần kinh tế phát triển ổn định, lâu dài, cạnh tranh lành mạnh, kinh tế Nhà nước cùng với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Để làm tốt công tác đảm bảo ANTT trong lĩnh vực ĐTTN, Ban chủ nhiệm đề tài có một số kiến nghị, đề xuất với UBND tỉnh và các ngành có liên quan như sau:
- Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan tuyên truyền pháp luật của tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách pháp luật của Nhà nước đến các chủ doanh nghiệp, làm cho chủ doanh nghiệp nâng cao ý thức hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về các hoạt động ĐTTN nói chung, quản lý nhà nước về ANTT trong lĩnh vực ĐTTN nói riêng. Chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ những thuận lợi, thách thức khi Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thấy được âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch và các loại tội phạm kinh tế lợi dụng chủ trương hội nhập kinh tế Quốc tế để phá hoại, từ đó nâng cao ý thức cảnh giác và xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
- Các ngành: kế hoạch và đầu tư, thuế, tài chính, tài nguyên và môi trường, quản lý thị trường cần thận trọng trong công tác cấp phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, quản lý, thuế, thị trường... nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đồng thời giám sát hoạt động kinh doanh, chấp hành chính sách thuế của các doanh nghiệp trong lĩnh vực ĐTTN.