Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động

ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG SAU KHI BÀN GIAO ĐẤT CHO CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP, KHU CÔNG NGHIỆP VÀ CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Chủ nhiệm đề tài:

Cử nhân Nguyễn Văn Hưng, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương.

 

Cơ quan chủ trì và thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương.

Thời gian thực hiện: Năm 2004.

Kết quả nghiệm thu, xếp loại: Xuất sắc.

I. MỤC TIÊU 

- Đánh giá thực trạng dân số - lao động - việc làm của các hộ sau khi bàn giao đất cho các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và khu đô thị mới.

- Đánh giá nhu cầu đào tạo nghề, giải quyết việc làm của nhân dân, năng lực đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề, của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Đề xuất các giải pháp để đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động có đất bàn giao.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Thực trạng người lao động ở các địa phương bàn giao đất cho các mục đích phi nông nghiệp.

1.1. Thực trạng lao động.

Kết quả điều tra 11.402 hộ của 33 xã, phường thuộc 6 huyện, thành phố có đất nông nghiệp bàn giao cho các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và khu đô thị mới có 42.092 nhân khẩu, 23.746 người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế (trong đó có 6.552 người trong độ tuổi nam từ 35-60, nữ từ 35-55, chiếm 27,6%). Như vậy, bình quân trong một hộ gia đình có đất bàn giao có 3,69 người, trong đó có 2 người trong độ tuổi lao động. Những người trong độ tuổi cần được quan tâm vì sau khi bàn giao đất họ rất khó tìm được việc làm trong các doanh nghiệp đến đầu tư, mặt khác nếu đi làm việc ở các tỉnh ngoài cũng khó khăn vì đa số đã có gia đình. Số lao động này cần được đào tạo nghề để họ có cơ hội tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm phù hợp ở địa phương.

1.2. Trình độ học vấn và đào tạo nghề của lao động.

Trình độ học vấn của những người trong độ tuổi lao động như sau: tốt nghiệp cấp I là 2.751 người bằng 11,59%, cấp II là 14.776 người, bằng 62,23%, cấp III là 4.514 người, bằng 19,01%, còn lại 1.705 người bằng 7,17%; chưa tốt nghiệp cấp I. Có 1.316 người, bằng 5,54% số người trong độ tuổi lao động đã được đào tạo nghề (mục tiêu của tỉnh đến năm 2005 có 25% lao động qua đào tạo nghề).

2. Diện tích đất sử dụng và việc sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình có đất bàn giao.

2.1. Diện tích đất của các hộ gia đình trước và sau khi bàn giao.

Đơn vị tính: ha

   Tên địa bàn

Diện

tích đất                     

TP Hải Dương

H. Cẩm Giàng

H. Bình Giang

H. Nam Sách

H. Kim Thành

H .Chí Linh

Tổng số

Trước khi

thu hồi

840,850

274,336

104,273

267,447

282,847

222,717

1.992,47

Nhà nước

thu hồi

583,915

130,639

34,664

93,954

221,843

123,756

1.188,771

Còn lại sau khi thu hồi

256,935

143,697

69,609

173,493

61,004

98,961

803,699

Tỷ lệ % thu hồi so với trước khi thu hồi

69,44

47,62

33,24

35,13

78,43

55,57

59,66

Số liệu ở bảng trên cho thấy ở 6 huyện, thành phố có đất bàn giao có diện tích đất thu hồi so với trước khi thu hồi chiếm 59,66%, trong đó có 3 huyện, thành phố diện tích đất bàn giao chiếm tỷ lệ cao so với tổng diện tích trước khi bàn giao là huyện Kim Thành 78,43%, thành phố Hải Dương 69,44%, huyện Chí Linh 55,57%. Việc thu hồi đất nông nghiệp trực tiếp ảnh hưởng đến việc làm, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở các địa phương có tỷ lệ đất bàn giao khác nhau, mỗi địa phương phải có giải pháp cụ thể riêng.

2.2. Việc sử dụng số tiền đền bù của các hộ gia đình có đất bàn giao (Số liệu điều tra của 3 huyện, thành phố).

Đơn vị tính: %

Tên địa bàn

Đầu tư SXKD nông nghiệp

Đầu tư SXKD

phi nông nghiệp

Học nghề

Mua sắm đồ dùng sinh hoạt

XD hoặc sửa chữa nhà cửa

Khác

TP Hải Dương

2,76

39,04

7,47

4,43

18,22

28,08

Huyện Cẩm Giàng

1,57

38,08

2,86

14,50

24,22

18,77

Huyện Nam Sách

0,02

35,35

15,74

19,36

20,63

8,90

Toàn tỉnh

1,45

37,49

8,69

12,76

21,02

18,59

Kết quả khảo sát ở thành phố Hải Dương và 2 huyện Cẩm Giàng và Nam Sách cho thấy, các hộ gia đình chỉ sử dụng số tiền Nhà nước đền bù vào đầu tư sản xuất kinh doanh, học nghề với tỷ lệ là 46,2%, còn lại 53,8% sử dụng vào mua sắm đồ dùng sinh hoạt, sửa chữa nhà cửa và các mục đích khác.

2.3. Tình trạng việc làm.

Tình trạng việc làm của những người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế sau khi các hộ bàn giao đất đã thay đổi rất lớn. Trước khi bàn giao đất, số người có việc làm chiếm 74,15%, số người thiếu việc làm chiếm 15,84%, số người chưa có việc làm chiếm 10,01%; sau khi bàn giao đất, các tỷ lệ này tương ứng là 49,62% - 35,80% - 14,58%. Tính bình quân mỗi hộ giao đất có 1 lao động không có việc làm hoặc thiếu việc làm. Mỗi héc-ta đất thu hồi sẽ có 10 lao động không có việc làm và thiếu việc làm.

3. Kết quả khảo sát các cơ sở dạy nghề.

Khảo sát ở 5 trường và 4 trung tâm đào tạo nghề trong tỉnh cho thấy: Đội ngũ giáo viên của các trường, các trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh về số lượng đã đáp ứng được quy mô đào tạo của các trường, các trung tâm dạy nghề, song đại bộ phận giáo viên chưa được đào tạo chuẩn làm giáo viên dạy nghề, mà chỉ là các cán bộ kỹ thuật, công nhân bậc cao, do vậy kỹ năng sư phạm kém, năng lực dạy nghề còn hạn chế dẫn đến chất lượng học viên ra trường thấp; cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy ở các trường, các trung tâm quá cũ, lạc hậu, thiếu về số lượng, không theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ. Các cơ sở dạy nghề mang nặng tính lý thuyết, chưa chú trọng nhiều đến kỹ năng thực hành.

4. Nhu cầu tuyển dụng lao động.

Khảo sát ở 104 doanh nghiệp trong số 1.047 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, doanh nghiệp đang sử dụng 23.683 người, lao động cần tuyển là 6.004 người. Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010, kết quả khảo sát 04 khu và cụm công nghiệp cho thấy thị trường lao động tỉnh diễn ra khá sôi động. Dự báo số lao động cần tuyển đến năm 2010 khoảng 108.620 người với các nghề: cơ khí, điện, may mặc, chế biến gỗ, chế biến nông sản thực phẩm, hoá chất, bao bì, điện tử, lao động phổ thông v.v... trong số đó lao động có nghề cần tới 80.000 người.

5. Giải pháp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động sau khi bàn giao đất.

5.1. Phát triển kinh tế - xã hội:

- Tỉnh cần có quy hoạch tổng thể cho các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và khu đô thị mới. Công bố quy hoạch tổng thể và kế hoạch sử dụng lao động của các cụm công nghiệp, khu công nghiệp đến tận các xã, phường nằm trong các khu quy hoạch để người lao động, chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo nghề có các giải pháp giải quyết việc làm, đào tạo nghề chuẩn bị nguồn nhân lực đủ điều kiện vào làm việc trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Đối với địa phương phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhỏ và dịch vụ nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay vốn để tổ chức sản xuất, tỉnh hỗ trợ lãi suất 3 năm đầu và miễn giảm thuế 5 năm.

- Đối với những hộ còn đất canh tác, từng thôn, xã xây dựng phương án sản xuất phù hợp như trồng cây công nghiệp, chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp để tăng thu nhập, giải quyết việc làm tại địa phương và gia đình.

- Mỗi địa phương dành quỹ đất nhất định giao cho các hộ gia đình có đất nông nghiệp bàn giao để phục vụ cho Chương trình phát triển kinh tế - xã hội để làm dịch vụ, thu hút số lao động không có khả năng vào làm việc trong các doanh nghiệp.

- Tỉnh trích từ ngân sách lập quỹ đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật, quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm, trợ cấp thất nghiệp cho lao động bị thất nghiệp sau khi bàn giao đất.

- Đối với những người có đủ trình độ văn hoá và sức khoẻ vào làm việc trong các doanh nghiệp có nhu cầu học nghề, tỉnh hỗ trợ 01 khoá đào tạo nghề miễn phí. Đối với những lao động trong những hộ có diện tích đất bàn giao trên 50% ngoài việc miễn học phí được hỗ trợ thêm tiền ăn mức 150.000 đ/tháng học nghề.

- Quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng đất do các hộ gia đình bàn giao về việc tiếp nhận lao động và giải quyết việc làm.

- Ngành Công nghiệp nghiên cứu để hình thành các nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhỏ và dịch vụ nông thôn. Hướng dẫn người lao động không còn đất canh tác chuyển sang làm nghề tiểu thủ công nghiệp.

5.2. Giải pháp trực tiếp:

- Cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí cho người lao động đến tìm việc làm. Tổ chức cho vay vốn giải quyết việc làm với lãi suất ưu đãi.

- Ngân sách địa phương hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các Trung tâm dịch vụ việc làm và các vệ tinh ở tuyến huyện để đủ năng lực dạy nghề cho người lao động.

- Giáo dục định hướng cho số học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm không vào được trung học phổ thông chọn học nghề phù hợp.

5.3. Giải pháp thông tin thị trường lao động:

- Ban quản lý các khu công nghiệp, UBND các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp có dự án đầu tư để nắm kế hoạch sử dụng lao động, thông báo công khai về số lượng lao động cần tuyển, ngành nghề, thời gian dự kiến tuyển.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, giới thiệu cho người lao động có nhu cầu đến học nghề và làm việc ở những doanh nghiệp, cấp phép cho các doanh nghiệp tự dạy nghề ngay tại doanh nghiệp nếu đã đủ điều kiện nhà xưởng và giáo viên. Phối hợp với Trường Đại học Sư phạm dạy nghề mở ngay một số lớp bồi dưỡng trình độ sư phạm cho công nhân kỹ thuật bậc cao để có đủ giáo viên dạy nghề cho người lao động tại các doanh nghiệp.

- Các trường, các trung tâm dạy nghề thông báo công khai kế hoạch tuyển sinh hàng năm, cơ cấu, ngành nghề đào tạo để người lao động lựa chọn nghề học phù hợp. Đồng thời liên hệ với các doanh nghiệp để dạy nghề cho người lao động theo địa chỉ tiếp nhận kể cả trong và ngoài tỉnh.

5.4. Xuất khẩu lao động:

- Tuyên truyền rộng rãi thường xuyên các thông tin về xuất khẩu lao động để mọi người dân nắm được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của người khi tham gia xuất khẩu lao động.

- Các trường, các trung tâm tổ chức dạy nghề cho những người đủ điều kiện, có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.

- Tỉnh hỗ trợ 50% học phí cho người học nghề, học tập giáo dục định hướng để đi xuất khẩu lao động.

- Ban Chỉ đạo Xuất khẩu lao động tỉnh phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để tuyên truyền, giúp đỡ người có nguyện vọng xuất khẩu lao động, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước, ưu tiên sử dụng lao động sau khi đi xuất khẩu hoàn thành nhiệm vụ về nước.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Kết quả nghiên cứu là căn cứ khoa học để tỉnh có những chính sách hỗ trợ kính phí đào tạo nghề cho các đối tượng đã bàn giao đất cho khu công nghiệp và ưu tiên bố trí lao động đủ điều kiện vào làm việc trong các khu công nghiệp.


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây