Lá Cây Trinh Nữ Hoàng Cung điều trị bệnh u xơ tử cung

ĐỀ TÀI ÁP DỤNG LÁ CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG ĐIỀU TRỊ BỆNH U XƠ TỬ CUNG, U XƠ VÚ Ở PHỤ NỮ, ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG TRÊN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG  

Chủ nhiệm đề tài: BS. Phạm Thị Xuân, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh Hải Dương.

Cơ quan chủ trì: Bệnh viện YHCT tỉnh Hải Dương.

Thời gian thực hiện: 01/2006 - 12/2006.

Kết quả nghiệm thu, xếp loại: Khá.

I. MỤC TIÊU

- Áp dụng lá cây Trinh nữ Hoàng cung (TNHC) điều trị u xơ tử cung và u xơ vú ở phụ nữ, đánh giá hiệu quả điều trị.

- Nghiên cứu bào chế thuốc từ lá cây TNHC để điều trị u xơ tử cung và u xơ vú d­ưới các dạng chè nhúng, hoàn, cao lỏng.

- Đánh giá tác dụng phụ (khác) của bài thuốc.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Đề tài đã tiến hành nghiên cứu điều trị trên 30 bệnh nhân u xơ tử cung và u xơ vú, trong đó, độ tuổi 41 - 50 chiếm tới 76,7%. Đa số bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh từ 12 - 36 tháng.

1. Kết quả nghiên cứu bào chế thuốc từ lá cây TNHC.

1.1. Nguồn dược liệu: Lá cây TNHC đ­ược thu mua từ vư­ờn thuốc xã Hải Tân, thành phố Hải D­ương và xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh; giống cây lấy từ Phòng Nuôi cấy mô, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dư­ơng.

1.2. Chọn dư­ợc liệu: Lá cây TNHC thu hái vào tháng 3, 4 đến tháng 10. Rửa sạch phơi khô ở chỗ nắng vừa phải (không nắng quá to), thái nhỏ 3 cm (nếu bị bẩn rửa lại) khi d­ược liệu khô đóng túi. Không để ẩm, mốc, mọt, mục nát.

1.3. Các dạng thuốc bào chế sản xuất:

1.3.1. Thuốc sắc cách thuỷ:

Liều l­ượng thuốc: 35 g lá khô/1 bệnh nhân/1 ngày. Cách sắc: cho 35 g lá khô vào ấm, sắc 2 lần trong 1 ngày. Mỗi lần đổ 200 ml nư­ớc lạnh vào sắc cách thuỷ (bằng hơi n­ước) lấy 100 ml nư­ớc thuốc. Sắc 2 lần (tổng số n­ước lạnh đổ vào là 400 ml, mỗi lần lấy 100 ml x 2 lần = 200 ml nư­ớc thuốc) trộn n­ước sắc 2 lần vào đóng làm 2 túi, mỗi túi 100 ml

1.3.2. Thuốc cao lỏng TNHC:

Dạng bào chế: cao lỏng, đóng túi PE 50ml. Chọn d­ược liệu: khô đạt tiêu chuẩn. Lượng d­ược liệu: 1,4 kg lá khô. Quy trình nấu cao: theo phương pháp chiết xuất phân đoạn và cô cao bằng ph­ương pháp cách thủy theo quy trình:

Nguyên liệu thuốc sống đạt tiêu chuẩn - Rửa sạch phơi khô - Cho nước vào nấu 24 giờ - Vớt bỏ bã, lấy nước cô đặc thành cao theo quy trình kỹ thuật bào chế - Đóng túi dưới dạng cao theo liều lượng qui định.

1.3.3. Trà TNHC:

Dạng bào chế: trà túi lọc 20 g/1túi. Chọn dược liệu: lá TNHC, loại bỏ tạp chất, dư­ợc liệu không mốc mọt, mục nát, phơi khô (độ ẩm 13 - 15%).

Quy trình bào chế sản xuất trà TNHC:

Lá TNHC làm sạch tạp chất - Phơi khô - Cắt đoạn 2 - 5 cm - Đưa vào tủ sấy - Tán thành sợi bông - Đóng túi.

1.3.4. Thuốc hoàn dẻo TNHC:

Dạng bào chế: Hoàn dẻo TNHC, 5g một hoàn, đóng túi 20 g. Chọn d­ược liệu: Lá TNHC, loại bỏ tạp chất, d­ược liệu không mốc mọt, mục nát, phơi khô (độ ẩm 13 - 15%).

Công thức cho 1 kg dược liệu: lá TNHC khô 1000 g, đ­ường kính 100 g, mạch nha và Axit Benzoic vừa đủ.

Quy trình sản xuất:

Lá TNHC rửa sạch - Nấu bằng nồi sắc Hàn Quốc - Chắt lấy dịch ép bã (Bã phơi sấy khô) - Cô dịch chiết - Trộn với tá dược (Tán bột mịn) - Nhào thành khối dẻo - Hoàn viên - Sấy viên - Để nguội đóng gói.

2. Hiệu quả điều trị của bài thuốc

Quá trình nghiên cứu bào chế bài thuốc từ lá cây TNHC đạt kết quả tốt, hàm l­ượng Alcaloid của trà TNHC hãm với nước sôi 20 phút/1 lần x 3 lần hàm lư­ợng hoạt chất Alcaloid cao hơn nước hãm trà 40 phút/1lần x 3 lần. Thuốc hoàn dẻo đạt hàm lượng Alcaloid cao nhất 93,8% so với dược liệu khô tuyệt đối. Thuốc sắc cách thủy, cao lỏng đảm bảo được hoạt chất Alcaloid 47,2% (kết quả kiểm nghiệm thuốc sắc theo kinh nghiệm của Viện Dược liệu Hà Nội, hiệu suất chiết xuất trung bình ³ 10%). Áp dụng điều trị bệnh U xơ tử cung, U xơ vú ở phụ nữ đạt kết quả tốt và khá (73,3%), cao hơn so với thuốc Cryla (tỷ lệ tốt và khá là 64,3%). Các triệu chứng đau đầu, rong kinh, đau nặng bụng, tiểu tiện khó giảm. Kích th­ước u xơ tử cung, u xơ vú qua điều trị bằng các dạng thuốc cao lỏng, thuốc thang, trà đều giảm bình quân từ 1,24 - 2,0 cm. Sau điều trị 45 ngày, mật độ khối u xơ ở một số bệnh nhân mềm, kích th­ước vẫn không giảm. Có thể do các sợi cơ mềm dài ra. Trư­ờng hợp u xơ có cuống dư­ới dạng Polip điều trị hầu như­ không hiệu quả.

Thuốc không có tác dụng phụ đến tim mạch, huyết áp.

Hồng cầu tăng ít, tốc độ máu lắng của bệnh nhân giảm. Xét nghiệm n­ước tiểu 2 bệnh nhân có Protêin niệu 0,3 g, có hồng cầu và bạch cầu sau điều trị trở về bình th­ường. Bệnh nhân loét cổ tử cung, lộ tuyến điều trị khỏi đ­ược 21/25 bệnh nhân, sự tái tạo tế bào biểu mô lát tầng cổ tử cung rất tốt. Quá trình uống thuốc một bệnh nhân phù 2 chân, không ngứa, các xét nghiệm cận lâm sàng bình th­ường, đã ngừng điều trị.

2.1. So sánh hiệu quả điều trị giữa các dạng thuốc: Các dạng thuốc TNHC (trà, thuốc thang, cao lỏng) điều trị bệnh nhân đều có kết quả tốt. Trà TNHC giảm kích th­ước u xơ tốt nhất.

2.2. Hiệu quả kinh tế của bài thuốc: Thuốc bào chế sản xuất tại bệnh viện giá thành hạ bằng 1/2 các thuốc khác, kết quả điều trị tư­ơng đ­ương. So với trồng lúa, trồng cây TNHC có hiệu quả kinh tế lớn hơn (trừ chi phí còn lãi 2.500.000 đồng/sào, theo báo cáo đề tài năm 2005 giá 50.000 đồng/1 kg dược liệu khô). Cây TNHC là cây lâu năm nên nguồn d­ược liệu bền vững.

2.3. Hiệu quả xã hội:

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp với tuyên truyền trực tiếp tại cơ sở trồng cây TNHC và cơ sở điều trị, đề tài đã phổ biến cho nhân dân biết cách trồng cây TNHC tại Hải D­ương. Các cơ sở y tế biết sử dụng TNHC và thuốc sản xuất từ TNHC để phòng và chữa bệnh U xơ tử cung, U xơ vú, U nang buồng trứng, U phì đại lành tính tuyến tiền liệt một cách đơn giản, không ảnh hư­ởng đến sức khoẻ, phù hợp với mọi ngư­ời dân. Chuyển giao cho cơ sở y tế áp dụng phư­ơng pháp điều trị và theo dõi bệnh nhân, đồng thời trồng thuốc cung cấp d­ược liệu. Tập huấn cho cán bộ chẩn đoán, điều trị bệnh và phương pháp bào chế, sản xuất thuốc.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

- Bệnh viện YHCT Hải D­ương tiếp tục nghiên cứu điều trị bệnh U xơ vú và đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh U xơ tử cung, U phì đại lành tính tuyến tiền liệt của nhân dân. Nghiên cứu sản xuất bài thuốc hỗ trợ điều trị Ung th­ư (K) và áp dụng tính kháng viêm, kháng Virus của TNHC để chữa các bệnh viêm nhiễm khác.

- Đề tài từng bước góp phần xây dựng vùng d­ược liệu tập trung trồng cây TNHC và tích cực nhân giống TNHC tạo điều kiện sản xuất dư­ợc liệu.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây