Một số giải pháp tạo việc làm và giải quyết lao động dư thừa

ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG DƯ THỪA Ở NÔNG THÔN TỈNH HẢI DƯƠNG

Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Hữu Cát, Quyền Trưởng Ban Kinh tế Tỉnh uỷ tỉnh Hải Dương.

Cơ quan chủ trì thực hiện: Ban Kinh tế Tỉnh uỷ tỉnh Hải Dương.

Thời gian thực hiện: Năm 1997-1998.

Đề tài được tổng kết.

I. MỤC TIÊU

- Tổng hợp phân tích thực trạng lao động và việc làm nước ta và ở tỉnh Hải Dương.

- Dự báo lao động và việc làm ở Hải Dương.

- Một số giải pháp tạo việc làm và giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn Hải Dương.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Thực trạng lao động, việc làm ở tỉnh Hải Dương.

1.1. Thực trạng dân số và lao động theo thống kê lao động năm 1997.

Ở giai đoạn 1990-1997 tốc độ tăng dân số hàng năm ở tỉnh Hải Hưng (cũ) tuy có giảm, nhưng vẫn ở mức trên 1,2%/năm (số liệu niên giám thống kê năm 1997). Dân số nông thôn chiếm 90%; số người dưới độ tuổi lao động (15 tuổi) chiếm 34%, số người ở độ tuổi lao động chiếm 57%, số người trên độ tuổi lao động chiếm 9%.

Theo thống kê lao động, việc làm năm 1997, lực lượng lao động tỉnh Hải Dương chiếm 51% dân số. Trong đó, lực lượng lao động trong độ tuổi là 49,5%, lao động nông thôn chiếm 91,1%.

- Trình độ văn hoá của lao động Hải Dương năm 1997 như sau:

Tổng số người

Chia ra

Lớp học

cao nhất bình quân cho

1 người

Mù chữ

Chưa tốt nghiệp cấp I

Đã tốt nghiệp cấp I+II

Đã tốt nghiệp cấp III

1. Lực lượng lao động

Trong đó nữ

879.728

457.013

4.544

2.224

42.032

27.397

680.046

360.326

153.106

67.066

4,0

3,9

2. Lao động thành thị

Trong đó nữ

78.496

42.178

372

327

2.976

2.371

41.108

22.088

34.040

17.392

4,3

4,2

3. Lao động nông thôn

Trong đó nữ

801.232

414.835

4.172

1.897

39.056

25.026

638.938

338.238

119.066

49.674

3,9

3,9

Biểu trên cho thấy, 0,5% lao động còn mù chữ, trong đó ở nông thôn là 0,52% số lao động chưa tốt nghiệp cấp I chiếm 5,3%, riêng nông thôn là 5,4%. Lớp học cao nhất bình quân cho một lao động ở mức 3,9% (nông thôn) và 4,3% (thành thị) là mức thấp so với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động: Lao động chưa qua đào tạo toàn tỉnh là 91,3%, trong đó ở nông thôn là 94,5%. Lao động được đào tạo nghề đã ít lại có cơ cấu bất hợp lý.

Tình hình phân bố lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh mất cân đối nghiêm trọng, tuyệt đại bộ phận tập trung ở khu vực thành thị. Nếu tỷ lệ lao động được đào tạo ở thành thị là 42% thì ở nông thôn chỉ có 5%, thấp hơn 8,4 lần; riêng cán bộ cao đẳng, đại học ở nông thôn thấp hơn thành thị 16 lần.

1.2. Kết quả điều tra điển hình về dân số, lao động và việc làm năm 1997.

Ban chủ nhiệm đề tài tiến hành điều tra điển hình về dân số, lao động, việc làm ở 12 xã thuộc 12 huyện, thành phố cho thấy:

- Lao động nông nghiệp chiếm 75,67%, thấp hơn 7,5% bình quân toàn tỉnh.

- Về trình độ văn hoá của lao động: tỷ lệ mù chữ 0,52%, chưa tốt nghiệp cấp I là 3,77%, đã tốt nghiệp cấp I+II là 81,84%, đã tốt nghiệp cấp III là 13,87%.

- Về trình độ chuyên môn của lao động: đã qua đào tạo chiếm 4,99%, chưa qua đào tạo 95,01%.

- Từ kết quả điều tra điển hình năm 1997 có thể rút ra một số nhận xét sau:

+ Phân công lao động ở tỉnh Hải Dương còn chưa hợp lý, lao động nông nghiệp, nông thôn chiếm 91%, cao hơn cả nước (80%). Trong đó, lao động nữ chiếm 52%, riêng ở nông thôn nữ chiếm 53%.

+ Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn rất thấp, còn xa mới đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa.

- Thực trạng việc làm: Lao động hoạt động ngoài khu vực Nhà nước là 94% (ở nông thôn là 96%, ở thành thị là 72%); lao động thiếu việc làm đa số tập trung trong các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước: 99% (ở nông thôn 99,2%, ở thành thị là 96%).

2. Kết quả giải quyết việc làm ở nông thôn.

Hải Dương đã thực hiện chủ trương phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá được đẩy mạnh. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, các làng nghề, các loại hình dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn được quan tâm phát triển.

Trong nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi diễn ra khá nhanh. Đến cuối năm 1998, toàn tỉnh đã chuyển khoảng 5.550 ha đất trũng, cấy 1 vụ lúa bấp bênh sang trồng cây ăn quả và nuôi cá; cải tạo hơn 2.800 ha vườn tạp; khai thác và đưa vào sử dụng hơn 1.000 ha đất hoang hoá thành đất trồng cây ăn quả, kết hợp với chăn nuôi. Hình thành gần 900 trang trại gia đình có quy mô từ 0,5 - 20 ha.

Sự phát triển ổn định của nông nghiệp đã hạn chế tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn. Riêng kinh tế trang trại đã thu hút gần 1.500 lao động.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn với 3,8 vạn hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã thu hút hơn 8 vạn lao động. Riêng 37 làng nghề có 1,5 vạn hộ sản xuất thu hút 3 vạn lao động tham gia.

Tổng số lao động chuyên làm dịch vụ, thương mại ở nông thôn là 10.690 người, ngoài ra còn có hàng vạn lao động tranh thủ lúc nông nhàn tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ.

Các Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh tích cực xúc tiến giới thiệu việc làm cho người lao động và tìm các thị trường xuất khẩu lao động sang các nước, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh nói chung và người lao động ở nông thôn nói riêng.

3. Một số giải pháp tạo việc làm và giải quyết lao động dư thừa.

- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phân công lại lao động xã hội, giải quyết việc làm tại chỗ.

Tập trung mọi cố gắng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả và tỷ trọng ngành chăn nuôi, thuỷ sản. Tiếp tục phát triển các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

- Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở đô thị, trước hết là các ngành thu hút nhiều lao động như dệt, giầy da, may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm... theo hướng đưa nhiều cơ sở về nông thôn nhằm tạo ra sự cân đối, hài hoà trong việc sử dụng các nguồn lao động.

- Tích cực đưa dân đi các vùng kinh tế mới, phân công lao động trong cả nước.

- Đào tạo nghề cho người lao động, nhất là lao động nông thôn, phải được tổ chức cụ thể, với sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nước.

Về hình thức kết hợp đào tạo: tập trung với đào tạo tại chức ở cơ sở, nhất là ở nông thôn; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong đào tạo công nhân kỹ thuật để đảm bảo đầu ra cho các đối tượng được đào tạo.

Cần dành sự quan tâm thoả đáng cho lao động nông nghiệp, nông thôn để phát triển ngành nghề, lồng ghép đào tạo nghề với các chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, các dự án kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bảo đảm nguồn kinh phí tối thiểu cần thiết từ ngân sách Nhà nước cho đào tạo nghề, trước hết ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng trường đào tạo nghề tập trung phục vụ cho đào tạo công nhân kỹ thuật nông nghiệp.

- Đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đang là hướng giải quyết việc làm được khuyến khích và có thể thực hiện trong những năm tới.

Tổ chức tốt tư vấn, giới thiệu nhu cầu lao động của các nước để người lao động có xu hướng bồi dưỡng, đào tạo nghề phù hợp. Cải tiến, đơn giản các thủ tục, tránh phiền hà, tiêu cực trong quá trình tuyển chọn và đưa người đi lao động nước ngoài. Có cơ chế bảo đảm quan hệ lợi ích của người đi lao động nước ngoài với lợi ích Nhà nước, lợi ích địa phương một cách hài hoà.

- Tổ chức thị trường lao động, thực hiện các chính sách về dân số và lao động; phát huy hiệu quả triển khai các chương trình quốc gia và địa phương về giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Kết quả đề tài góp phần xây dựng một số chủ trương, chính sách của tỉnh Hải Dương về giải quyết lao động và việc làm ở nông thôn, nhất là trong quá trình chuẩn bị Văn kiện cho Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII.


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây