Chủ nhiệm:Ông Lê Văn Dưỡng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Hải Dương.
Cơ quan chủ trì: Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Hải Dương.
1. Kết quả thực hiện chương trình xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Việc triển khai, quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể đã tạo sự thống nhất về tư tưởng, hành động trong việc tổ chức thực hiện chương trình.
Hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng cơ bản ổn định, phong trào thi đua xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh đi vào nền nếp và chú trọng đến chất lượng. Số cơ sở Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh tăng từ 72,6% năm 2001 lên 80,5% năm 2004; số tổ chức cơ sở Đảng yếu kém giảm từ 2,25% năm 2001 còn 0,26% năm 2004; không còn cơ sở yếu kém toàn diện. Các cấp uỷ Đảng chú trọng xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, sinh hoạt chi, Đảng bộ, coi trọng tự phê bình và phê bình. Công tác quản lý phân công nhiệm vụ và đánh giá chất lượng đảng viên được quan tâm, đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm đạt trên 70%.
Công tác phát triển đảng viên mới được chú trọng cả về số lượng và chất lượng, trong 5 năm đã kết nạp 13.632 đảng viên. Tỷ lệ đảng viên trẻ, nữ, trí thức tăng lên.
Bộ máy tổ chức được sắp xếp lại theo Nghị quyết Trung ương 7 (Khoá VIII) đối với cấp tỉnh: ở khối Đảng là 8 đơn vị, đoàn thể 6 đơn vị và 23 cơ quan hành chính nhà nước; cấp huyện: khối Đảng 6 đơn vị, đoàn thể 6 đơn vị, 10 đơn vị hành chính nhà nước, riêng thành phố Hải Dương là 11 đơn vị. Quan tâm, hỗ trợ thành lập mới, tạo điều kiện để các hội quần chúng và hội nghề nghiệp hoạt động theo điều lệ và đúng pháp luật. Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kiện toàn, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp. Thực hiện tốt công tác quản lý biên chế, tiếp nhận, thi tuyển, tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức.
Ban hành 11 văn bản để chỉ đạo và hướng dẫn về công tác cán bộ, xây dựng, rà soát, bổ sung và phê duyệt quy hoạch. Việc bổ nhiệm, bố trí cán bộ giữ các vị trí lãnh đạo, quản lý cơ bản theo quy hoạch. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được quan tâm. Công tác đánh giá cán bộ được thực hiện hàng năm và định kỳ. Thực hiện chế độ thu hút cán bộ trẻ tài năng được đào tạo cơ bản và làm tốt công tác chính sách cán bộ.
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" đã được triển khai thực hiện ở tất cả các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, UBND cấp huyện và cấp xã.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tích cực đổi mới nội dung và đa dạng hình thức hoạt động, chăm lo xây dựng phát triển tổ chức. Thực hiện tốt các phong trào, hình thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên đề, câu lạc bộ và các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc vận động mang sắc thái riêng của từng tổ chức. Chính quyền các cấp đã thể chế hoá và tạo được sự phối hợp tốt hơn với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ngày càng được khẳng định trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội.
2. Mục tiêu và những giải pháp chủ yếu xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh giai đoạn 2006 - 2010.
2.1. Mục tiêu:
Hằng năm phấn đấu có trên 70% số tổ chức cơ sở Đảng, 80% số cơ quan, chính quyền cơ sở đạt trong sạch, vững mạnh; 75% tổ chức cơ sở của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân đạt vững mạnh.
2.2. Những giải pháp chủ yếu:
Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao chất lượng đại biểu HĐND các cấp; thực hiện đầy đủ chức năng giám sát. Phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực HĐND với UBND và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc. Tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc cử tri.
Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phân rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác, thực hiện khoán biên chế và chi phí hành chính, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp. Tách hoạt động sự nghiệp khỏi các cơ quan hành chính nhà nước.
Tiếp tục cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa", loại bỏ những giấy tờ không cần thiết, rút ngắn thời gian giải quyết công việc.
Hoàn thiện cơ chế quản lý và phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện việc giám sát, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm và định kỳ. Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút và đãi ngộ cán bộ.
Củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên. Tổ chức việc thực hiện xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh hàng năm.
Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị giai đoạn mới, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp.
Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra và giám sát của tổ chức Đảng và cấp uỷ; tổ chức Đảng các cấp và mỗi đảng viên phải nhận thức đúng đắn về công tác kiểm tra và kỷ luật Đảng, tích cực, tự giác trong tự kiểm tra và kiểm tra.
Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng trên cơ sở giữ vững vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng và mở rộng dân chủ, tăng cường công tác dân vận nhằm phát huy hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, tính chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương có liên quan đến công tác vận động quần chúng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và của các cán bộ, đảng viên về vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nâng cao chất lượng toàn diện các mặt công tác của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
Tiếp tục xây dựng đội ngũ công nhân Hải Dương đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.