XÂY DỰNG MÔ HÌNH ÁP DỤNG KỸ THUẬT TIẾN BỘ TIN HỌC VÀO
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
Chủ nhiệm đề tài: Lê Thị Cúc, Hiệu trưởng trường THCS Bình Minh, TP Hải Dương.
Cơ quan thực hiện: Trường THCS Bình Minh, thành phố Hải Dương.
Thời gian thực hiện: 7/1996 - 9/1998
Đề tài được tổng kết.
I. MỤC TIÊU
- Nghiên cứu lựa chọn, biên soạn nội dung chương trình và hình thức áp dụng môn tin học vào giảng dạy cho học sinh trường THCS ở thành phố Hải Dương.
- Thí điểm áp dụng chương trình, nội dung bài giảng và xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn Tin học vào giảng dạy ở một số khối lớp của trường THCS Bình Minh, thành phố Hải Dương.
II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Khảo sát ban đầu.
Khảo sát nhận thức, nguyện vọng của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh về việc đưa tin học vào giảng dạy tại trường THCS Bình Minh, thành phố Hải Dương.
- Tiến hành khảo sát 42 giáo viên cho kết quả: có 42/42 bằng 100% giáo viên tán thành đưa tin học vào giảng dạy trong nhà trường; 64,3% giáo viên cho rằng cần phải có đội ngũ giáo viên chuyên để giảng dạy môn tin học, 35,7% cho rằng giáo viên toán, lý kiêm nhiệm cũng có thể đảm nhiệm được. Khi được hỏi cần lựa chọn học sinh ở các lớp nào để dạy thử tin học có 35/42 ( 83,3%) giáo viên trả lời cần chọn học sinh các lớp được định hướng bồi dưỡng các môn tự nhiên để học.
- Thăm dò ý kiến 200 học sinh ở các lớp 6A, 7A, 8A và một số học sinh ở các lớp 7, lớp 8 có 195 học sinh (97,5%) trả lời có nguyện vọng được học môn tin học do nhà trường thí điểm giảng dạy, 3/200 em (1,5%) không có nguyện vọng học và 2/200 (1%) không trả lời.
- Khi thăm dò 197 phụ huynh có 193/197 người bằng 98% có nguyện vọng cho con được học môn tin học trong nhà trường.
2. Xây dựng chương trình giảng dạy tin học cho học sinh.
Nhà trường đã tiến hành xây dựng bộ chương trình và nội dung bài giảng gồm hai giai đoạn: Giai đoạn giảng dạy năm thứ nhất và chương trình giảng dạy năm thứ hai.
2.1. Chương trình năm thứ nhất.
Chương trình gồm 90 tiết được học 2 học kỳ:
Phần thứ nhất: Tin học đại cương, gồm 45 tiết, 3 tiết/tuần học vào học kỳ I.
Chương I: Các kiến thức chung về tin học và máy tính:
Phần thứ hai: Tin học cơ bản, gồm 45 tiết, 3 tiết/tuần học vào học kỳ II.
Chương II: Hệ điều hành MS - DOS.
Chương III: Chương trình quản lý tệp NC.
2.2. Chương trình năm thứ hai.
Chương trình gồm 90 tiết được học 2 học kỳ, mỗi học kỳ 45 tiết, học sinh học 3 tiết/tuần. Chương trình gồm 4 chương:
Học kỳ I:
Chương I: Soạn thảo văn bản tiếng Việt bằng BKED gồm 15 tiết, trong đó 6 tiết lý thuyết, 8 tiết thực hành, 1 tiết kiểm tra.
Chương II: Soạn thảo văn bản tiếng Việt bằng WINWORD gồm 30 tiết, trong đó 10 tiết lý thuyết, 15 tiết thực hành 3 tiết bài tập và 2 tiết kiểm tra.
Học kỳ II:
Chương III: Lập trình bằng ngôn ngữ PASCAL gồm 25 tiết, trong đó 10 tiết lý thuyết, 10 tiết thực hành, 3 tiết bài tập và 2 tiết kiểm tra.
Chương IV: Hệ quản trị dữ liệu FOXPRO gồm 20 tiết, trong đó 10 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành, 3 tiết bài tập và 2 tiết kiểm tra.
3. Kết quả giảng dạy và học tập tin học ở Trường THCS Bình Minh.
3.1. Sự phù hợp của chương trình.
Sau 2 năm thực hiện đưa chương trình vào giảng dạy cho học sinh một số lớp của nhà trường cho thấy:
Ưu điểm: Chương trình phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh THCS. Học sinh hứng thú trong học tập, đa số nắm vững lý thuyết cơ bản về cấu tạo, cách sử dụng máy vi tính, vận dụng để soạn thảo văn bản thông thường và giải một số bài toán trên máy vi tính. Chương trình có thể áp dụng rộng ra các trường THCS ở thành phố Hải Dương và thị trấn khi có phòng máy vi tính, có đội ngũ giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng nội dung chương trình và bài giảng.
Nhược điểm: chương trình chưa phù hợp với học sinh ở nông thôn.
3.2. Kết quả học tập của học sinh.
Kết quả học tập của học sinh trường THCS Bình Minh, thành phố Hải Dương 2 năm học 1996-1997 và 1997-1998 như sau:
Năm học |
Lớp |
Sĩ số |
HS Xếp loại giỏi (8,0 - 10 đ) |
HS xếp loại khá (6,5 - 7,9 đ) |
HS xếp loại trung bình (5,0 - 6,4 đ) |
HS xếp loại yếu (dưới 5 đ) |
||||
Số HS |
Tỷ lệ (%) |
Số HS |
Tỷ lệ (%) |
Số HS |
Tỷ lệ (%) |
Số HS |
Tỷ lệ (%) |
|||
1996-1997 |
6A |
35 |
25 |
71,4 |
7 |
20 |
3 |
8,6 |
0 |
0 |
7A |
45 |
35 |
77,7 |
6 |
13,3 |
4 |
8,9 |
0 |
0 |
|
8A |
40 |
32 |
80,0 |
6 |
15 |
2 |
5 |
0 |
0 |
|
Tổng 1996-1997 |
|
120 |
92 |
76,7 |
19 |
15,8 |
9 |
7,5 |
0 |
0 |
1997-1998 |
6A |
40 |
32 |
80,0 |
5 |
12,5 |
3 |
7,5 |
0 |
0 |
1997-1998 (học chương trình năm thứ 2) |
7A |
35 |
28 |
80,0 |
5 |
14,3 |
2 |
5,7 |
0 |
0 |
8A |
45 |
39 |
86,6 |
6 |
13,4 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
Tổng KQ chương trình năm thứ 2 |
|
80 |
67 |
83,8 |
11 |
13,7 |
2 |
2,5 |
0 |
0 |
Chương trình năm thứ nhất được áp dụng vào giảng dạy năm học 1996-1997 cho học sinh 3 lớp 6A, 7A và 8A với 120 học sinh. Kết quả học sinh tiếp thu tốt chương trình. Thi cuối học kỳ và cuối năm có 92/120 bằng 76,7% học sinh xếp loại giỏi, 19/120 bằng 15,8% học sinh xếp loại khá và 9/120 bằng 7,5% xếp loại trung bình. Không có học sinh xếp loại yếu.
Chương trình năm thứ nhất tiếp tục áp dụng năm học 1997-1998 cho lớp 6A với số lượng 40 học sinh. Kết quả có 32/40 bằng 80% xếp loại giỏi, 12,5% loại khá và 7,5% loại trung bình.
Chương trình năm thứ hai được áp dụng vào giảng dạy tại nhà trường năm học 1997-1998 cho học sinh 2 lớp 7A và 8A (6A và 7A của năm học 1996-1997) với 80 học sinh. Kết quả học sinh tiếp thu tốt chương trình. Thi cuối học kỳ và cuối cấp có 67 học sinh bằng 83,8% xếp loại giỏi, 11 học sinh bằng loại khá 13,7% và 2 học sinh bằng 2,5% xếp loại trung bình.
4. Kết quả xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo tin học.
Bằng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh, kết hợp với nguồn kinh phí từ nguồn thu của trường THCS Bình Minh và tài trợ của một số cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đã xây dựng một phòng máy vi tính với các trang thiết bị cần thiết khác phục vụ giảng dạy lý thuyết và thực hành cho học sinh các lớp thí điểm học tin học tại trường. Mô hình xã hội hoá trong việc đầu tư trang bị thiết bị dạy và học tin học do đề tài xây dựng được phổ biến để các trường THCS trên địa bàn thành phố học tập.
III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN
- Hiện nay hầu hết các trường Trung học phổ thông và 3 trường THCS trên địa bàn thành phố đã đưa nội dung chương trình tin học và giảng dạy trong nhà trường.
- Trường THCS Bình Minh đã thực hiện đưa chương trình sử dụng bài giảng điện tử vào giảng dạy một số môn học.