Thực trạng bệnh đái tháo đường và béo phì ở người trưởng thành

ĐỀ TÀI KHẢO SÁT THỰC TRẠNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ BÉO PHÌ Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI CỘNG ĐỒNG TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CAN THIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG

hủ nhiệm đề tài: TS.BS. Đỗ Thị Thanh Xuân, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương.

Cơ quan chủ trì: Sở Y tế tỉnh Hải Dương.

Cơ quan phối hợp thực hiện: Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Trung tâm Y tế dự phòng và Trung tâm Y tế 12 huyện, thành phố của tỉnh Hải Dương.

Thời gian thực hiện: Năm 2004.

Đề tài được tổng kết.

I. MỤC TIÊU

- Điều tra hiện trạng bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), rối loạn dung nạp Glucose (RLDNG) và béo phì tại cộng đồng Hải Dương.

- Xác định một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh.

- Đề xuất các giải pháp can thiệp y tế và các giải pháp khác tại cộng đồng

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Thực trạng bệnh ĐTĐ, RLDNG và béo phì.

ĐTĐ đang thực sự trở thành vấn đề quan trọng đối với lĩnh vực sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt đối với tỉnh Hải Dương, là tỉnh đang phát triển. Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 1,5%, tỷ lệ nữ mắc cao hơn nam, thành phố và thị trấn có tỷ lệ mắc cao hơn đồng bằng và miền núi. Tình trạng RLDNG cao 12,1% là yếu tố tiềm tàng để phát triển bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ quá cân, béo phì là 13,8%. Trong đó, tỷ lệ chiếm cao nhất là thành phố/thị trấn 26,7%, đồng bằng 11,8% và miền núi chiếm 10,8%.

Trong các dạng trên có thể tỷ lệ các bệnh nhân trên còn cao hơn trong thực tế so với kết quả nghiên cứu vì tuổi điều tra chỉ giới hạn đến 64 tuổi. Trong thời gian tới, bệnh sẽ có chiều hướng gia tăng do tuổi thọ trung bình tăng, lối sống thay đổi do công nghiệp hoá không có lợi cho sức khoẻ.

2. Giải pháp can thiệp tại cộng đồng.

2.1. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ.

- Khuyến cáo cụ thể thông qua các kênh truyền thông về bệnh ĐTĐ và cách phòng bệnh. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh, việc điều chỉnh lối sống, tăng cường hoạt động thể lực và một chế độ ăn uống hợp lý có thể phòng ngừa được sự xuất hiện bệnh ĐTĐ tuyp 2.

- Lồng ghép nội dung tuyên truyền về bệnh ĐTĐ với hoạt động giáo dục sức khoẻ của các chương trình mục tiêu y tế quốc gia tại cộng đồng.

2.2. Phòng ngừa bệnh ĐTĐ tại cộng đồng

- Tuyến thực hiện là: xã, phường, thị trấn, trực tiếp là cán bộ y tế địa phương, nhằm xác định người trưởng thành (trên 30 tuổi) có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ trong tương lai và khuyến khích thay đổi lối sống.

- Đối tượng tác động là: những người trên 30 tuổi béo và quá cân so với tiêu chuẩn (chỉ số cơ thể BMI ³ 23; kết hợp vòng eo: nam ³ 90 cm, ³ 80 cm. Phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai nghén. Người có RLDNG hoặc rối loạn đường huyết lúc đói (IFG). Tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ (bố, mẹ, anh, chị, em ruột).

- Nội dung tác động: tuyên truyền hiểu biết về bệnh ĐTĐ, hướng dẫn chế độ ăn và tập luyện, bỏ các thói quen có hại cho sức khoẻ như hút thuốc lá, thuốc lào v.v... Hướng dẫn giám sát ĐTĐ: khám, xét nghiệm Glucose máu tại các cơ sở y tế 1 năm/lần.

3. Phát hiện sớm và chuẩn đoán ĐTĐ tuyp 2.

3.1. Mục tiêu: Xác định những người bệnh ĐTĐ chưa được chẩn đoán.

3.2. Tuyến thực hiện: các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến huyện đến tuyến tỉnh.

3.3. Đối tượng tác động: trên 45 tuổi tăng huyết áp, người béo, quá cân so với tiêu chuẩn (chỉ số cơ thể BMI ³ 23; kết hợp vòng eo: nam ³ 90 cm, ³ 80 cm). Phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai nghén. Phụ nữ có tiền sử sinh con to (³ 4.000 g), tiền sử xảy thai, thai chết lưu. Người có rối loạn dung nạp glucose (IGT) hoặc rối loạn đường huyết lúc đói (IFG). Người có tiền sử bệnh mạch vành. Tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ (bố, mẹ, anh, chị, em ruột).

3.4. Nội dung tác động: Định lượng đường máu lúc đói và làm nghiệm pháp dung nạp Glucose cho các đối tượng có nguy cơ cao. Với bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ bắt đầu điều trị với lời khuyên về chế độ ăn, khuyến khích giảm cân, tăng cường hoạt động thể lực, đánh giá mức độ biến chứng. Với trường hợp rối loạn dung nạp đường huyết tư vấn về chế độ ăn, khuyến khích giảm cân, tăng cường hoạt động thể lực. Đánh giá các yếu tố nguy cơ và định lượng đường huyết 6 tháng/lần.

4. Quản lý người bệnh đã được chẩn đoán

4.1. Mục tiêu: Nhằm kiểm soát đường huyết gần mức bình thường nhất có thể được mà không gây hạ đường huyết.

4.2. Tuyến thực hiện: các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến huyện, tỉnh đến Trung ương.

4.3. Đối tượng quản lý: Bệnh nhân ĐTĐ đã được chẩn đoán và đang điều trị.

4.4. Các chỉ số đánh giá: Định lượng HbA1c tại tuyến Trung ương 1 năm/lần bằng máy DCA 2000. Định lượng Glucose mỗi tháng 1 lần. Hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc bản thân. Hướng dẫn phát hiện biến chứng: các vấn đề về bàn chân, bệnh về mắt, bệnh thận trong ĐTĐ và bệnh tim mạch. Điều trị bằng thuốc theo phác đồ đã lựa chọn. Khám và xét nghiệm Glucose máu định kỳ 1 tháng/lần cho điều trị đến khi đạt được mục tiêu đường huyết.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Đề tài tiếp tục được triển khai nghiên cứu tại cộng đồng ở Hải Dương.


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây