Khoa học quản lý (số 3-2024) -0001-11-30 07:06:30

Những năm qua, ngành chăn nuôi đã có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng trong việc áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tuy nhiên, song song với việc phát triển, hoạt động chăn nuôi đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong bối cảnh dịch bệnh động vật ngày càng gia tăng, nhiều dịch bệnh nguy hiểm trên động vật xuất hiện, tái xuất hiện gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi, nhiều dịch bệnh có nguồn gốc từ động vật lây sang người làm gia tăng số người mắc bệnh và tử vong tăng lên.                                     

Lịch sử loài người đã chứng kiến và đang phải đương đầu với sự xuất hiện và lan truyền của nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong đó khoảng 70% bệnh truyền nhiễm ở người có nguồn gốc từ động vật như các bệnh.

Cúm gia cầm (A/H1N1, A/H7N9,...), Covid-19, bệnh dại, sốt xuất huyết, các bệnh viêm não, viêm màng não, liên cầu lợn bệnh giun sán, bệnh than, bệnh dịch hạch có nguồn gốc từ chim, chuột và một số loại gặm nhấm… đáng ngại nhất là bệnh dại. Đây là bệnh truyền nhiễm sợ nhất của nhân loại khi lên cơn dại thì động vật, con người đều tử vong 100% trong đau đớn và hoảng loạn.

Có rất nhiều nguyên nhân truyền lây bệnh từ động vật sang người, trong đó có nạn phá rừng tạo ra sự tiếp xúc giữa động vật hoang dã với động vật nuôi và con người. Để hạn chế bệnh tuyền lây từ động vật sang người mỗi chúng ta cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

- Tuyên truyền nâng cao ý thức, cách nhận biết và biện pháp phòng tránh dịch bệnh ở cấp cộng đồng. Tăng cường phối  hợp hai ngành Thú y và Y tế trong phòng chống dịch.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi tránh ăn các loại thức ăn tái sống, nhất là các món ăn làm từ thịt sống như tiết canh… để phòng tránh vi khuẩn, vi rút lây nhiễm trực tiếp từ động vật sang cơ thể người. Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc, đã qua kiểm dịch để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình và tránh mua phải thực phẩm không rõ nguồn gốc

- Công nhân trực tiếp làm việc tại các cơ sở giết mổ động vật, sơ chế sản phẩm động vật phải sử dụng các phương tiện bảo hộ như găng tay, khẩu trang, giày ủng và quần áo bảo hộ nhằm tránh nhiễm trực tiếp mầm bệnh sang người.

- Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, giúp tiêu diệt các loài vật trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, chuột bọ… hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa con người và động vật. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn vật nuôi, để hạn chế dịch bệnh lây từ động vật sang người.

- Các sản phẩm động vật sau giết mổ, sơ chế phải được bảo quản đúng quy định tránh  nhiễm khuẩn. Tuyệt đối không ăn thịt động vật ốm hoặc đã chết trước khi giết mổ, đây là nguyên nhân khiến các loại vi khuẩn, vi rút và mầm bệnh gây chết động vật lây nhiễm cho con người.

Hiện nay một số bệnh lây truyền từ động vật sang người như: bệnh cúm, bệnh viêm não, viêm màng não, bệnh dại đã có vắc xin phòng bệnh, khi có nguy cơ nhiễm bệnh chúng ta nên chủ động liên hệ với cơ quan y tế để được tư vấn tiêm phòng, hướng dẫn điều trị khi mắc bệnh, nghi mắc bệnh. Thực hiên nghiêm túc các quy định của cơ quan chức năng trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Tuyệt đối không để bệnh từ động vật nhiễm sang người, lây lan gây thiệt hại đến tính mạng người dân và ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội./.

Bài của Nguyễn Minh Đức

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 3 ra tháng 6 năm 2024

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.