Thông tin ATBX 2013-07-09 00:00:00

Từ tháng 11/2011, Lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt đã vận hành hoàn toàn bằng nhiên liệu LEU. Ảnh: baolamdong.vn Ngày 3/7, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết Việt Nam đã hoàn thành việc đưa 11 kg Uranium có độ làm giàu cao (HEU) cuối cùng từ Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt về Liên bang Nga.

Đây là hoạt động nằm trong chương trình thực hiện khuyến cáo của Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), và theo thoả thuận của Hoa Kỳ và Liên bang Nga, về việc chuyển đổi nhiên liệu sử dụng cho các lò phản ứng nghiên cứu từ nhiên liệu Uranium có độ làm giàu (từ 20% U-235 trở lên) sang nhiên liệu có độ giàu thấp (LEU) (dưới 20% U-235).
Trước đó, tháng 11/2011, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt đã thực hiện thay thế và chuyển đổi thành công Lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt sang vận hành hoàn toàn bằng nhiên liệu LEU.
Và với việc vận chuyển 106 bó nhiên liệu HEU đã qua sử dụng cuối cùng (chứa khoảng 11 kg HEU) tại Lò phản ứng nghiên cứu Đà Lạt về Liên bang Nga, một lần nữa, thể hiện Chính sách nhất quán của Việt Nam là sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh, đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với cam kết của Việt Nam thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ 2, tháng 3/2012 tại Seoul, Hàn Quốc.
Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác với IAEA và cộng đồng quốc tế trong việc áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn và an ninh hạt nhân, thực hiện chính sách về phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, và về không phổ biến hạt nhân.
                                                                                                  Theo Chinhphu.vn

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.