Lĩnh vực Nông nghiệp 2015-12-18 17:03:04

Xí nghiệp giống cây trồng và thủy sản Tứ Kỳ thuộc Công ty TNHH MTV giống cây trồng Hải Dương là đơn vị sản xuất con giống thủy sản nhiều tiềm năng của tỉnh Hải Dương. Trong những năm gần đây, Xí nghiệp đã được nhà nước đầu tư tiềm lực cơ sở vật chất hiện đại và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong hoạt động sản xuất, cung ứng giống thủy sản của tỉnh Hải Dương. Năm 2014, Xí nghiệp đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá rô phi lai xa thành công, cung cấp nguồn cá giống cho các hộ nuôi thủy sản không chỉ tỉnh Hải Dương mà các địa phương khác như Thái Bình, Hà Nội, Hà Nam... Năm 205, Xí nghiệp đã tiếp nhận kỹ thuật sản xuất giống cá chép V1 có giá trị kinh tế cao từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 để đưa loại thủy sản mới vào nuôi cá thương phẩm trên địa bàn tỉnh.

Giống cá chép V1 là kết quả của chương trình chọn giống và lưu giữ nguồn gen thuỷ sản do GS.TS. Trần Mai Thiên và các cộng sự Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 thực hiện, đã được Bộ Thuỷ sản công nhận từ năm 1998. Cá chép V1 tập hợp được những đặc điểm di truyền quý của cá chép Việt Nam là chất lượng thịt thơm ngon, khả năng chống chịu bệnh tốt; khả năng tăng trọng nhanh của cá chép Hungary; khả năng đẻ sớm và trứng ít dính của cá chép Indonexia. Kết quả nuôi thương phẩm cá chép V1 cho thấy tốc độ tăng trọng của cá chép V1 gấp từ 1,5 - 3 lần so với cá chép trắng Việt Nam trong cùng điều kiện nuôi dưỡng, trọng lượng cá trung bình đạt 0,8 - 1 kg/con, nếu nuôi thưa đạt 1,5 - 2kg/con. Đặc biệt cá chép V1 không chỉ là đối tượng nuôi ao mà còn là một trong những đối tượng nuôi ruộng rất hiệu quả. Do vậy, từ năm 1995 trở lại đây, cá chép V1 đã làm sống lại phong trào nuôi cá ở hầu hết các tỉnh miền Bắc nước ta.
Đến nay công nghệ sản xuất cá giống cá chép V1 đã và đang được ứng dụng tại Trung tâm Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Bắc;Trung tâm tư vấn, thiết kế và chuyển giao công nghệ của Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản  1. Nhu cầu mua giống cá chép V1 cũng đang rất lớn. Riêng tại tỉnh Hải Dương – một trong những địa phương phát triển thủy sản lớn của miền Bắc hiện nay, có diện tích nuôi cá chép hiện tại khoảng 4.000 ha, chiếm 40% diện tích nuôi trồng thủy sản, nhu cầu con giống hàng năm cũng lên đến 40 triệu con. Trong khi đó các đơn vị sản xuất giống trong tỉnh với quy mô còn hạn chế. Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 là đơn vị có quy mô sản xuất giống lớn nhất cũng chỉ cung ứng được khoảng 6 triệu giống mỗi năm. Một số trại sản xuất nhỏ lẻ khác hàng năm cũng cung ứng được khoảng 2 -3  triệu giống. Nhự vậy khả năng sản xuất tại giống tại chỗ chỉ đáp ứng được 15 % nhu cầu con giống hàng năm của địa phương. Việc thực hiện dự án, chủ động sản xuất giống cá  chép V1 tại chỗ phục vụ nuôi trồng thủy sản tại Hải Dương là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt cho Công ty TNHH MTV giống cây trồng Hải Dương triển khai dự án: “Tiếp nhận kỹ thuật  sản xuất giống cá chép V1 có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Hải Dương” với sự chuyển giao và hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1. Đề tài được thực hiện trong năm 2015 và 2016, địa điểm triển khai tại Xí nghiệp giống cây trồng và thủy sản Tứ Kỳ, thuộc Công ty.
Thực hiện Dự án, trong năm 2015, Công ty TNHH MTV giống cây trồng Hải Dương đã tiếp nhận quy trình chọn đàn hậu bị và nuôi vỗ cá bố mẹ từ Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc. Sau khi được chuyển giao 06 cán bộ và công nhân kỹ thuật của Xí nghiệp giống cây trồng thủy sản Tứ Kỳ thuộc Công ty TNHH MTV giống cây trồng tỉnh Hải Dương tiếp nhận và làm chủ được các quy trình kỹ thuật, chủ động sản xuất giống cá chép V1, đáp ứng nhu cầu cho các hộ nông dân nuôi thủy sản ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Công ty đã tiếp nhận 1.732 con cá chép giống hậu bị vào ngày 25 tháng 8 năm 2015, trong đó có 530 con cái và 1200 con đực,  kích cỡ tối thiểu 200 gram/con do Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 chuyển giao. Hiện tại đàn cá chép bố mẹ đang được nuôi vỗ theo quy trình được chuyển giao của Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc. Tỷ lệ sống  của đàn cá chép giống hậu bị đạt 100 %, cá khỏe mạnh, phát triển tốt, trọng lượng cá trung bình đến hết năm 2015 đạt trung bình 900gram/con và dự kiến sẽ bắt đầu cho sinh sản vào tháng  8/2016.  
Trong năm 2016, ban chủ nhiệm Dự án sẽ tiếp nhận các quy trình kỹ thuật chuyển giao từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 gồm: quy trình chọn cá bố mẹ cho đẻ và tiêm kích dục tố, quy trình thu trứng và sẹ, thụ tinh và khử dính; quy trình ấp trứng và thu cá bột; quy trình ương cá bột lên cá hương, cá giống. Đồn thời, sản xuất giống cá chép V1 và chọn tạo khoảng 3.000 - 5.000 con cá chép để nuôi làm đàn cá bố mẹ hậu bị. Với quy mô đàn cá chép bố mẹ của Dự án sẽ cung ứng khoảng 10 triệu cá bột mỗi năm  (tương đương khoảng 3-5 triệu cá chép hương, 1,5-3 triệu cá chép giống) để đáp ứng nhu cầu cá giống phục vụ sản xuất cá chép thương phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 
Nguyễn Thị Ánh 
 

Tin khác

Phê duyệt Đề án ưu tiên 'Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030' (09/01/2024)

Hợp tác xã đưa vải thiều Thanh Hà vào siêu thị (29/05/2023)

Cẩm Giàng phát triển thương hiệu nông sản (09/05/2023)

Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (30/05/2022)

Mô hình thương phẩm giống lúa mới Hương Bình cho hiệu quả kinh tế cao (29/05/2022)

Mô hình trình diễn quản lý hiện tượng chết đồng loạt trên dưa hấu, dưa lê (30/09/2021)

Hiệu quả từ Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (11/08/2021)

Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà (25/06/2021)

Phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 (24/03/2021)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ (26/10/2020)

Bước tiến mới trong xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản (26/10/2020)

Kết quả bước đầu phục tráng giống lúa nếp Quýt Kim Thành (05/11/2018)

Hiệu quả một số giống nhãn mới tại huyện Thanh Hà (26/09/2018)

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Thanh Hà, Gia Lộc. (12/01/2018)

Thị xã Chí Linh: Hiệu quả mô hình sản xuất giống gà đồi phục vụ nuôi thương phẩm tại địa phương (01/10/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.