Lĩnh vực Nông nghiệp 2015-04-21 16:31:55

       Năm 2014, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã phê duyệt cho Ủy ban nhân dân huyện Nam Sách chủ trì thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình chăn nuôi gà J - DABACO theo hướng hàng hóa trên địa bàn huyện Nam Sách”. Để từng bước đẩy mạnh chăn nuôi gà tập trung theo hướng hàng hoá cho năng suất, chất lượng cao và bền vững trên địa bàn huyện nhằm khai thác tối đa điều kiện về đất đai, lao động, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

Năm 2012, huyện Nam Sách (Hải Dương) đã xây dựng mô hình nuôi gà thả vườn J - DABACO ở 12 xã với quy mô 200 con/ hộ  đã cho kết quả khả quan, gà có ngoại hình đẹp, khả năng kháng bệnh tốt, tỷ lệ nuôi sống cao, trọng lượng trung bình  trên 3 tháng tuổi đạt 2,3 kg, giá bán cao hơn gà lông màu hiện nuôi tại địa phương từ 10.000 - 15.000 đồng/kg, cho thu nhập 5.500.000 đồng/100 con. Nhằm xây dựng mô hình chăn nuôi gà J-DABACO theo hướng hàng hóa trên địa bàn huyện Nam Sách (Hải Dương) Ban chủ nhiệm đề tài đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà J-DABACO ở xã Nam Tân và xã Hiệp Cát, huyện Nam Sách cho 150 lượt người tham dự.Qua các buổi tập huấn các hộ chăn nuôi đã nắm rõ được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trừ dịch bệnh cho gà. Đồng thời người chăn nuôi nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh nên đã áp dụng hiệu quả quy trình kỹ thuật vào chăn nuôi tại gia đình mình. Tập huấn còn nâng cao nhận thức về hiệu quả của chăn nuôi tập trung quy mô lớn, nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất góp phần hoàn thiện một số tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.
Đề tài đã xây dựng mô hình sản xuất tập trung 2 đợt tại 2 xã Nam Tân và Hiệp Cát với 2 phương thức/xã. Đợt 1 nuôi nhốt tổng số 300 con/xã ở 6 hộ; nuôi bán chăn thả 1000 con/xã ở 2 hộ. Đợt 2 nuôi nhót 2500/con/xã ở 5 hộ, nuôi bán chăn thả 3200 con ở 3 hộ tại xã Nam Tân và 3000 con ở 3 hộ tại xã Hiệp Cát. Tổng số nuôi nhốt là 11.000 con và nuôi bán chăn thả là 8200 con. Tỷ lệ sống của gà J-DABACO đạt cao cả ở hai phương thức nuôi (nuôi nhốt đạt từ 96,6% - 98,6%; nuôi bán chăn thả từ 96,4% - 97,8%. Trong đó tỷ lệ sống gà ở phương thức nuôi nhốt cao hơn phương thức bán chăn thả khoảng 0,2% - 0,7%. Trong cùng điều kiện nuôi, tỷ lệ sống ở gà J-DABACO cao hơn gà mía từ 0,2% - 0,8%. Gà chết tập trung vào tuần tuổi thứ 1 theo quy luật cho phép 5 - 7%.
Khối lượng cơ thể của gà J- DABACO đợt 2 phương thức nuôi nhốt đạt  2,33 - 2,37 kg cao hơn đợt 1 là 2,32 kg, phương thức nuôi bán chăn thả đợt 2 đạt 2,26 - 2,30 kg cao hơn đợt 1 là 2,22 - 2,29 kg. Như vậy khối lượng cơ thể ở phương thức nuôi nhốt cao hơn so với nuôi bán chăn thả. Khi nuôi gà đợt 1 nhiệt độ môi trường thấp nên gà chậm lớn. Nhưng khi nuôi gà đợt 2, thời tiết ấm áp, nhiệt độ trung bình 4 tháng 08/2014 - 12/2014 là 27,5oC thuận lợi cho đàn gà sinh trưởng, phát triển. Khối lượng cơ thể của gà J - DABACO qua 2 đợt nuôi ở phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả thấp hơn không đáng kể so với giống gà Mía lai. Mô hình nuôi bán chăn thả tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp hơn mô hình nuôi nhốt từ 0,01 đến 0,06 kg. Các hộ nuôi theo phương thức bán chăn thả từ tuần thứ 4 sử dụng thức ăn là cám công nghiệp kết hợp thả gà ra vườn để gà tự kiếm thêm thức ăn và sử dụng thêm các phế phụ phẩm nông nghiệp. Do đó, hệ số tiêu tốn thức ăn phương thức bán chăn thả thấp hơn mô hình nuôi nhốt. Đợt 2 xã Hiệp Cát nuôi theo phương thức chăn thả hệ số tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng 2,84 kg, thấp hơn xã Nam Tân 0,04 kg là do các hộ xã Hiệp Cát sử dụng kết hợp nhiều phế phẩm phụ nông nghiệp hơn so với xã Nam Tân. Sau 15 tuần tuổi hệ số tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của gà J- DABACO đạt từ 2,84 - 2,92 kg thấp hơn giống gà Mía nuôi tại địa phương từ 0,05-0,06kg. Mô hình nuôi nhốt trọng lượng cao hơn mô hình nuôi bán chăn thả nhưng tiêu tốn chi phí thức ăn cao hơn mô hình nuôi bán chăn thả do gà ăn thêm nhiều thức ăn từ sản phẩm phụ nông nghiệp, giá bán thấp hơn nên hiệu quả kinh tế thấp hơn mô hình nuôi bán chăn thả.
Mô hình nuôi nhốt cho thu nhập bình quân/100 con đạt từ 5.323 - 7.094 nghìn đồng cao hơn gà Mía Lai trung bình 2.200 nghìn đồng/100 con. Mô hình nuôi bán chăn thả cho thu nhập bình quân/100 con đạt từ 5.728 - 9.884 nghìn đồng/100 con cao hơn gà Mía Lai từ 1.564 - 3.492 nghìn đồng và cao hơn mô hình nuôi nhốt từ  405 nghìn đến 2.849 nghìn đồng. Gà J - DABACO có tỷ lệ sống đạt cao, khả năng sinh trưởng nhanh, tiêu tốnthức ăn/kg tăng trọngthấp, hiệu quả kinh tế cho thu nhập trung bình/100 con từ 5,3 triệu đồng - 9,8 triệu đồng, tùy theo từng phương thức nuôi. Gà J-DABACOcó phẩm chất thịt thơm ngon như gà ta, gà có ngoại hình đẹp, lông đỏ màu mận chín, chân nhỏ vàng, kháng bệnh tốt, giá bán gà thịt cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Đây là mô hình nuôi có sự liên kết của 3 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà nông rất chặt chẽ và hiệu quả. Giải quyết lao động nông nhàn, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, phát triển đa dạng các giống gà thịt có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái, tạo thêm sản phẩm mới nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày một tăng của thị trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi gia cầm, trong những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh nói chung và trong huyện Nam Sách nói riêng. Qua đó, góp phần nâng cao hiểu biết của người nông dân về quy trình kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh  cho gà J-DABACO đảm bảo quá trình chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Để nuôi giống  gà J-DABACO theo hướng hàng hóa đạt hiệu quả tối ưu nhất các hộ chăn nuôi có điều kiện chuồng trại, vườn cây rộng nên nuôi theo phương thức nuôi bán chăn thả, những hộ khác nên nuôi theo phương thức nuôi nhốt. Trong quá trình chăn nuôi các hộ phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật chăn nuôi từ khâu chuẩn bị chuồng trại, chăm sóc và phòng bệnh cho đàn gà.
Hải Ninh

Tin khác

Phê duyệt Đề án ưu tiên 'Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030' (09/01/2024)

Hợp tác xã đưa vải thiều Thanh Hà vào siêu thị (29/05/2023)

Cẩm Giàng phát triển thương hiệu nông sản (09/05/2023)

Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (30/05/2022)

Mô hình thương phẩm giống lúa mới Hương Bình cho hiệu quả kinh tế cao (29/05/2022)

Mô hình trình diễn quản lý hiện tượng chết đồng loạt trên dưa hấu, dưa lê (30/09/2021)

Hiệu quả từ Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (11/08/2021)

Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà (25/06/2021)

Phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 (24/03/2021)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ (26/10/2020)

Bước tiến mới trong xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản (26/10/2020)

Kết quả bước đầu phục tráng giống lúa nếp Quýt Kim Thành (05/11/2018)

Hiệu quả một số giống nhãn mới tại huyện Thanh Hà (26/09/2018)

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Thanh Hà, Gia Lộc. (12/01/2018)

Thị xã Chí Linh: Hiệu quả mô hình sản xuất giống gà đồi phục vụ nuôi thương phẩm tại địa phương (01/10/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.