Lĩnh vực XHNV 2008-12-27 07:53:42

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ MỌI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

Chủ nhiệm đề tài: Cử nhân Lê Hồng Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương.

Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương.


1. Kết quả thực hiện chương trình thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2001-2005.

Chương trình gồm 2 đề án, đề án thứ nhất là "Tạo môi trường thuận lợi, thu hút mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh Hải Dương" và đề án thứ hai là "Khai thác và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách giai đoạn 2001-2005".

* Kết quả chương trình tóm tắt như sau:

- Sau 5 năm thực hiện chương trình, tỉnh ta đã thu hút được một lượng vốn lớn từ các nguồn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất. Tổng lượng vốn huy động (vốn các dự án được phê duyệt) vượt so với mục tiêu đề ra 88,5% và vốn thực hiện so với mục tiêu đề ra 38,5%.

- Thực hiện huy động các nguồn vốn đầu tư đạt vốn đầu tư đăng ký 30.178 tỷ đồng, vốn đầu tư thực hiện 22.615 tỷ đồng, tăng bình quân 10,5%/năm, trong đó vốn huy động đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng 10.943,4 tỷ đồng.

- Thực hiện đầu tư hệ thống nông - lâm - thuỷ lợi hạ tầng 950 tỷ đồng, phát triển cơ sở sản xuất 530 tỷ đồng, ngành lâm nghiệp 13 tỷ đồng, hệ thống thuỷ lợi 606 tỷ đồng, hệ thống giao thông 2.584 tỷ đồng, vốn đầu tư của các doanh nghiệp trung ương đóng trên địa bàn 4.280 tỷ đồng, doanh nghiệp quốc doanh địa phương 695 tỷ đồng, công nghiệp ngoài quốc doanh tiểu thủ công nghiệp và làng nghề 2.087 tỷ đồng, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 4.080 tỷ đồng.

- Các trạm biến áp, lưới điện cao áp, hạ áp được đầu tư­ xây dựng mới và cải tạo nâng cấp, hệ thống điện chiếu sáng được xây dựng mới và cải tạo với tổng vốn đầu tư 625 tỷ đồng.

- Đầu tư xây dựng mới và cải tạo các bệnh viện tuyến tỉnh, chú trọng đầu tư trang thiết bị cho công tác khám và điều trị của các bệnh viện tuyến huyện, các phòng khám tư­ nhân ra đời, hình thành phương thức dịch vụ chữa bệnh tư nhân với tổng vốn đầu tư cho ngành y tế là 133 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo 211 tỷ đồng, văn hoá, thể dục thể thao 167 tỷ đồng, phát triển cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường 47,9 tỷ đồng và hệ thống quản lý Nhà nước 251 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư cho hệ thống cấp thoát nước 1.118 tỷ đồng; phát triển đô thị và nhà ở trong 5 năm qua đạt 1.813 tỷ đồng; thương mại, dịch vụ, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, tài chính, kho bạc trong giai đoạn 2001-2005 đạt 2.181 tỷ đồng; hạ tầng khu, cụm công nghiệp 851 tỷ đồng; an ninh - quốc phòng 10 tỷ đồng.

* Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, chương trình còn một số hạn chế là:

- Việc bố trí và triển khai lập quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, phát triển thị trấn, thị tứ, khu dân cư mới chậm, chồng chéo, tính khả thi thấp, chưa tính hết các yếu tố môi trường.

- Mạng lưới điện sản xuất và dân dụng còn sử dụng chung một đường, gây bất lợi cho sản xuất công nghiệp. Ngành công nghiệp may chủ yếu là làm gia công. Công nghiệp chế biến chủ yếu sản xuất các mặt hàng thô. Chưa thu hút được những dự án có trình độ công nghệ cao.

- Đầu tư chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở nông thôn, xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung chưa đồng bộ, làng nghề truyền thống được khôi phục nhưng chưa có thị trường ổn định.

2. Mục tiêu, phương hướng, biện pháp khai thác và sử dụng mọi nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2006 - 2010.

2.1. Mục tiêu:

Phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển ngành công nghiệp, công nghệ mới, ngành nghề mới, phát triển các ngành dịch vụ. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn. Từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa công sở, trường học, bệnh viện. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, các chương trình phát triển về văn hoá, xã hội, y tế, xoá đói giảm nghèo.

2.2. Các nhóm biện pháp chính:

- Điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể, chi tiết, công khai hoá, quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, hoàn chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, bố trí ngân sách triển khai quy hoạch.

- Chủ động lập các dự án đầu tư, phát huy hiệu quả vốn đầu tư, tránh dàn trải. Chú trọng thu hút nguồn vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế và trong dân cư, xây dựng kết cấu hạ tầng, đơn giản hoá quy trình cấp phép và chấp thuận đầu tư tại các nơi có quy hoạch được duyệt, thực hiện đấu thầu vị trí, mặt bằng dự án. Xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi đầu tư.

- Tăng nguồn thu ngân sách, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tiết kiệm chi hành chính, khai thác nguồn vốn từ các Bộ chuyên ngành và đa dạng các hình thức đầu tư. Có chính sách khuyến khích cá nhân, đơn vị đầu tư hoặc khai thác được các nguồn vốn.

- Xác định nhiệm vụ huy động vốn mới chủ yếu là phát huy nội lực, phấn đấu bình quân mỗi năm khoảng 8.800 tỷ đồng, vốn thu hút khoảng 7.310 tỷ đồng với các nội dung đầu tư nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ lợi, giao thông, công nghiệp, y tế, hệ thống điện, giáo dục - đào tạo, văn hoá - xã hội - thể dục thể thao, phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường, phát triển đô thị và nhà ở, hệ thống cấp thoát nước, hạ tầng dịch vụ, khu, cụm công nghiệp, an ninh - quốc phòng và từng bước hiện đại hoá công sở.

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.