Lĩnh vực Giáo dục 2008-12-26 16:35:07

ĐỀ TÀI ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ (HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ) CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH HẢI DƯƠNG

Chủ nhiệm đề tài: Th.S Hoàng Văn Đoạt, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương.

Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương.

Thời gian thực hiện: 5/2002 - 3/2003.

Kết quả nghiệm thu, xếp loại: Khá.

I. MỤC TIÊU

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường THCS, THPT tỉnh Hải Dương, nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm và đề xuất những nội dung, phương pháp, các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Thực trạng hoạt động ngoài giờ lên lớp (GD NGLL) cho học sinh các trường Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT).

Để có cơ sở khoa học xác định, phân tích thực trạng tình hình hoạt động GD NGLL ở các trường THCS, THPT tỉnh Hải Dương, đề tài tiến hành điều tra tại 15 trường THPT, THCS đại diện cho từng loại hình và các địa bàn trong tỉnh. Kết quả thu được như sau:

1.1. Nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh về hoạt động GD NGLL.

- Về cơ bản giáo viên và học sinh đã nhận thức được hoạt động GD NGLL là những hoạt động như thế nào. Một số hoạt động thông thường hay được tổ chức trong nhà trường được học sinh, giáo viên đánh giá cao. Tuy nhiên, còn một bộ phận cán bộ, giáo viên và học sinh nhận thức chưa đúng về hoạt động GD NGLL, thể hiện ở chỗ còn 4 nội dung có tỷ lệ đồng ý dưới 50%.

- Phần lớn giáo viên và học sinh được hỏi đều chưa có nhận thức đúng và đầy đủ, còn coi nhẹ tác dụng của hoạt động GD NGLL: Cả 14/14 nội dung câu hỏi về tác dụng của hoạt động GD NGLL đưa ra đều có trên 50% ý kiến đánh giá là "bình thường" hoặc "không quan trọng". Trong đó có tới 3 nội dung có trên 50% ý kiến của cả giáo viên và học sinh cho là "không quan trọng".

1.2. Việc tổ chức các hoạt động GD NGLL cho học sinh các trường THCS, THPT trong những năm qua.

- Các trường đã tổ chức được khá nhiều hoạt động GD NGLL cho học sinh trong năm học 2001-2002. Trong đó, trường tổ chức được nhiều nhất 38 hoạt động, ít nhất là 21 hoạt động.

- Có 32 trong 44 hoạt động mà các nhà trường đã tổ chức (72,7%) không tạo được hứng thú cao, học sinh tham gia không tích cực.

- Có 5 trong 44 hoạt động được học sinh thích, rất tích cực tham gia nhưng các nhà trường lại ít tổ chức.

- Một số hoạt động có ý nghĩa giáo dục cao và được đông đảo học sinh khẳng định là nhà trường đã tổ chức, các em đã tham gia như: giáo dục truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, giáo dục truyền thống Đảng Cộng sản Việt Nam, kỷ niệm Ngày sinh của Bác Hồ, quyên góp ủng hộ trẻ em bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam v.v... . Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh hứng thú và tích cực tham gia hoạt động rất thấp (chỉ có từ 4,6-16,6% học sinh "rất thích" và 2,6-16% học sinh "tích cực" tham gia).

- Trong các buổi sinh hoạt tập thể có tới 19,6% học sinh thường xuyên nói chuyện riêng (209/1.068 em), 16,6% thường xuyên nô đùa với bạn (177/1.068 em); 8,2% thường xuyên trốn và không gia sinh hoạt (88/1.068 em) v.v...

- Tổ chức nặng về hình thức (80,1%), nội dung nghèo nàn (77,2%), hình thức không hấp dẫn (76,6%), thầy cô không quan tâm (75,6%), đánh giá chưa chặt chẽ, công bằng (75,4%), thiếu điều kiện hoạt động (70,4%), tổ chức lỏng lẻo, thiếu kỷ luật nề nếp (70,4%), cán bộ lớp, cán bộ đoàn, đội chưa gương mẫu (70,2%).

- Trái với ý kiến của học sinh, giáo viên đánh giá về kết quả việc tổ chức các hoạt động GD NGLL của nhà trường rất cao: 12/15 trường có 80 - 100% ý kiến cán bộ, giáo viên và 3 trường còn lại đều có từ 63,6 - 70% ý kiến cán bộ, giáo viên đánh giá các hoạt động đã tổ chức đạt kết quả tốt.

1.3. Nguyên nhân hạn chế kết quả của hoạt động GD NGLL.

- Học sinh cho rằng: do bạn bè xấu lôi kéo, bố mẹ không mong muốn, học sinh không muốn vì không có thời gian.

- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, giáo viên và học sinh về vai trò, ý nghĩa của hoạt động GD NGLL còn hạn chế.

- Việc tổ chức hoạt động GD NGLL còn gò bó, mang tính hình thức; nội dung, hình thức nghèo nàn, đơn điệu, không lôi cuốn, hấp dẫn, không đổi mới.

- Tổ chức, quản lý, chỉ đạo còn lỏng lẻo, thiếu kỷ luật, nề nếp, thiếu kế hoạch cụ thể, việc kiểm tra, đánh giá chưa chặt chẽ công bằng, công tác tổng kết đúc rút kinh nghiệm chưa được quan tâm đúng mức.

- Một số giáo viên chủ nhiệm, cán bộ, giáo viên làm công tác Đoàn, Đội còn thiếu nhiệt tình, ngại đổi mới, ít quan tâm đầu tư cho hoạt động; một số còn hạn chế về năng lực, thiếu sáng tạo. Một số cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội chưa gương mẫu.

- Sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội chưa chặt chẽ.

- Thiếu điều kiện cơ sở vật chất để hoạt động.

2. Triển khai thực nghiệm.

2.1. Thời gian, địa điểm thực nghiệm.

- Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 9/2002 đến tháng 4/2003.

- Địa điểm: Tổ chức thực nghiệm ở 6 trường: THPT Chí Linh, THPT Đoàn Thượng, THPT Hồng Quang, THCS Lê Hồng Phong (TP Hải Dương), THCS Quang Phục (Tứ Kỳ), THCS Hiệp An ( Kinh Môn).

2.2. Các hoạt động GD NGLL.

- Hoạt động theo chủ điểm những ngày lễ lớn như: ngày 15/10, 20/11, 22/12, 26/3... với các chủ đề hoạt động theo từng tháng.

- Các hoạt động hàng ngày: Tổ chức 15 phút trao đổi bài đầu giờ, tổ chức các hoạt động trực nhật, trực ban, vệ sinh trường lớp.

- Hoạt động hàng tuần: chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp cuối tuần.

- Một số hoạt động chính trị, xã hội: Giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử, giáo dục về giới, sức khỏe vị thành niên.

- Các hoạt động văn nghệ, thể thao: Tổ chức hội thi văn nghệ, thi các môn thể thao, giao lưu văn hóa, văn nghệ với các đơn vị quân đội hoặc với các trường.

- Hoạt động sáng tạo, hứng thú khoa học nghệ thuật: Tổ chức các hội thi như thi tài trí trẻ, thi hỏi đáp về kiến thức một số môn học, tổ chức câu lạc bộ sở thích...

2.3. Kết quả thực nghiệm.

Sau triển khai thực nghiệm, hiệu quả của hoạt động GD NGLL đã được nâng lên, mức độ tham gia tích cực và mức độ hứng thú của học sinh với hoạt động tăng lên khá nhiều so với trước thực nghiệm. Cụ thể:

- Mức độ tham gia "tích cực" của học sinh tăng từ 49,7 lên 89,7%.

- Mức độ hứng thú cao nhất: "rất thích" ở các hoạt động tăng từ 50 lên 85,7%.

- Các biểu hiện xấu thường xuyên vi phạm trong quá trình tham gia các hoạt động GD NGLL cũng giảm hẳn so với trước thực nghiệm (mức độ giảm từ 4,4 - 30%). Biểu hiện học sinh tham dự tích cực, không bao giờ vi phạm trong các hoạt động tăng từ 21,4 - 79%.

- Hệ thống 7 biện pháp được đưa ra trong đề tài là phù hợp, kết quả tương đối rõ ràng, có khả thi đối với các trường học trong tỉnh.

3. Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động GD NGLL cho học sinh ở các trường THCS, THPT và biện pháp để thực hiện.

3.1. Đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động GD NGLL cho học sinh.

- Đề tài đã đưa ra các nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động cụ thể của từng ngày lễ lớn và chủ đề của 9 tháng trong năm học.

- Hoạt động chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp cuối tuần.

- Hoạt động hàng ngày: Đi học đúng giờ, trao đổi bài đầu giờ, trực nhật, vệ sinh trường lớp, thể dục giữa giờ, múa hát tập thể sân trường... và cũng hướng vào chủ đề chung của tháng.

- Kết hợp với đoàn thanh niên và chính quyền địa phương tổ chức hoạt động hè cho học sinh. Bên cạnh đó, tổ chức tốt các hoạt động ôn tập văn hóa để chuẩn bị cho năm học mới, tổ chức hoạt động tham quan du lịch, vui chơi giải trí để học sinh có điều kiện mở mang hiểu biết.

- Tổ chức hoạt động chính trị - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng năm học và đặt trong những vấn đề chung của đất nước, của nhân loại.

- Hoạt động văn nghệ, thể thao lồng ghép trong những ngày lễ lớn, chào cờ đầu tuần. Tổ chức cho các em được giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể thao với các đơn vị khác.

- Huy động học sinh tham gia các hoạt động lao động phục vụ bảo vệ môi trường trong nhà trường và khu vực xung quanh trường. Phối hợp với chính quyền địa phương, các trung tâm dạy nghề để dạy nghề truyền thống, các nghề đáp ứng yêu cầu đất nước và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Qua đó, hướng nghiệp cho học sinh.

- Hoạt động theo hứng thú khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật.

3.2. Các biện pháp nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động GD NGLL cho học sinh ở các trường THCS, THPT.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về vai trò, ý nghĩa của hoạt động GD NGLL trong việc giáo dục toàn diện học sinh.

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức hoạt động GD NGLL.

- Nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên Đoàn, Đội.

- Tổ chức phối hợp các lực lượng GD: nhà trường, gia đình, xã hội trong đổi mới hoạt động GD NGLL cho học sinh.

- Nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội trong việc tự quản các hoạt động GD NGLL của học sinh.

- Tổ chức tốt công tác kiểm tra đánh giá và công tác thi đua, khen thưởng.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động GD NGLL.

II. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Đề tài sau khi nghiệm thu đã được áp dụng vào tất cả các trường THCS của 263 xã, phường, thị trấn, 48 trường THPT và 12 Phòng Giáo dục và Đào tạo của 12 huyện, thành phố. Hằng năm Sở Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo các Phòng Giáo dục - Đào tạo, các trường THCS và THPT tổng kết đánh giá và đề xuất những nội dung cần điều chỉnh để hoạt động GD NGLL ngày càng tốt hơn.

Tin khác

Kết quả thực hiện Đề án nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011- 2015 (08/09/2016)

Olympic Hóa học 2016: Việt Nam đoạt ba Huy chương (02/08/2016)

Việt Nam đạt 8 giải Olympic Vật lý châu Á 2016 (09/05/2016)

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói VNEN làm thay đổi cả thầy và trò (28/12/2015)

Lớp học sáng tạo ứng dụng công nghệ đầu tiên tại Việt Nam (04/11/2015)

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp môn (21/07/2015)

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học (17/09/2014)

Hải Dương: Nghiên cứu, đổi mới chương trình dạy học Lịch sử, Địa lý địa phương (15/06/2014)

Nghiên cứu, biên soạn tài liệu giảng dạy Lịch sử và Địa lý tỉnh Hải Dương cấp phổ thông (27/05/2014)

Hải Dương: Xây dựng làng khu dân cư an toàn về an ninh trật tự (31/03/2014)

Thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong các trường đại học (12/03/2014)

Xây dựng thành công phần mềm từ điển tiếng Việt cho học sinh (18/02/2014)

Xây dựng thành công phần mềm từ điển tiếng Việt cho học sinh (02/12/2013)

Phong trào khuyến học ở làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng (07/11/2012)

Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Hải Dương. (25/03/2012)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.