Lĩnh vực Nông nghiệp 2014-03-19 03:56:38

Thay vì sử dụng thuốc diệt cỏ gây ảnh hưởng đến cây trồng và ô nhiễm môi trường, một nhà vườn ở Hậu Giang đã nghĩ đến việc dùng phân bón để diệt cỏ trong vườn cây và đã mang lại hiệu quả tích cực đối với cây trồng.

Do có kinh nghiệm nhiều năm trong việc làm vườn, anh Phan Thanh Sang ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã nghĩ đến việc sử dụng phân bón để diệt cỏ thay vì dùng thuốc diệt cỏ gây ảnh hưởng đến cây trồng. Sau những lần bón phân cho vườn mai của mình, anh Sang thấy cỏ ở xung quanh gốc mai thường bị khô héo và chết dần, anh nhận thấy cỏ bón nhiều phân sẽ bị "ngộ độc" hữu cơ, không quang hợp được và khô héo dần rồi chết nên nghĩ đến việc dùng phân bón để diệt cỏ. Anh Sang thấy trong các loại phân hóa học thường bón cho cây thì có ure và kali phát huy được hiệu quả trong việc diệt cỏ và làm tốt cây trồng nên đã pha trộn 2 loại phân này với các tỷ lệ khác nhau rồi hòa tan trong nước để phun lên cỏ. Sau nhiều lần pha trộn và thử nghiệm trong vườn, anh Sang nhận thấy rằng pha trộn và hòa tan ure, kali, nước theo tỷ lệ 1:1:10 sẽ mang lại hiệu quả cao nhất trong việc diệt cỏ. Ngoài việc sử dụng phân bón theo tỷ lệ này để diệt cỏ trong vườn mai, anh Sang cũng đã dùng thử trong vườn cam, đu đủ và các loại rau màu khác và đều cho tác dụng tích cực.
Anh Phan Thanh Sang cho biết: Nếu thường xuyên dùng thuốc trừ cỏ trong vườn cây sẽ ảnh hưởng đến cây trồng, cây dễ bị lão hóa, thuốc trừ cỏ cũng gây độc hại cho người và đất, gây ô nhiễm môi trường. Nếu dùng phân hóa học để diệt cỏ thì ngược lại, phân kali, ure thấm vào đất giúp cây tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu được hạn, ngập và trở nên cứng cáp, ít bị đổ ngã. Thuốc diệt cỏ thường chỉ diệt được một vài loại cỏ nhất định, không thể sử dụng thuốc diệt cỏ đối với vườn cây đủ đủ và rau màu vì các loại cây này cũng bị chết theo cỏ, trong khi đó, dùng phân hóa học diệt được nhiều loại cỏ khác nhau và không ảnh hưởng đến rau màu hoặc vườn cây đu đủ. Theo anh Sang, cỏ chết vì bị "ngộ độc" hữu cơ, vì vậy cần trộn và hòa tan đậm đặc theo tỷ lệ 8kg ure, 8 kg kali và 80 lít nước để dùng cho cả vườn cây. Dùng bình xịt hoặc máy phun thuốc để phun phân hóa học hòa tan lên cỏ, không ảnh hưởng gì khi phun vào thân cây, có thể dùng vòi nhựa để dễ dàng phun vào cỏ ở các hàng, luống cây xanh, rau màu. Sử dụng phân hóa học diệt cỏ cũng giúp nhà vườn tiết kiệm được chi phí trừ cỏ vì giá phân thấp hơn so với giá thuốc diệt cỏ, lại không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng và chất lượng đất trồng.
Mong muốn giải pháp của mình được thẩm định bởi các chuyên gia và được nhiều người áp dụng, anh Thanh Sang đã trình bày giải pháp diệt cỏ bằng phân hóa học thành đề tài tham dự hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang năm 2013. Giải pháp này được một số giám khảo đánh giá cao, có thể ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp để giảm chi phí, bảo vệ môi trường và trao giải khuyến khích.
Theo: Bộ TNMT

Tin khác

Phê duyệt Đề án ưu tiên 'Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030' (09/01/2024)

Hợp tác xã đưa vải thiều Thanh Hà vào siêu thị (29/05/2023)

Cẩm Giàng phát triển thương hiệu nông sản (09/05/2023)

Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (30/05/2022)

Mô hình thương phẩm giống lúa mới Hương Bình cho hiệu quả kinh tế cao (29/05/2022)

Mô hình trình diễn quản lý hiện tượng chết đồng loạt trên dưa hấu, dưa lê (30/09/2021)

Hiệu quả từ Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (11/08/2021)

Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà (25/06/2021)

Phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 (24/03/2021)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ (26/10/2020)

Bước tiến mới trong xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản (26/10/2020)

Kết quả bước đầu phục tráng giống lúa nếp Quýt Kim Thành (05/11/2018)

Hiệu quả một số giống nhãn mới tại huyện Thanh Hà (26/09/2018)

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Thanh Hà, Gia Lộc. (12/01/2018)

Thị xã Chí Linh: Hiệu quả mô hình sản xuất giống gà đồi phục vụ nuôi thương phẩm tại địa phương (01/10/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.