Lĩnh vực Nông nghiệp -0001-11-30 07:06:30

 

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN Hải Phòng vừa hoàn thành báo cáo kết quả “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật cây Ba kích tím (Morinda officinalis How), cây Ích mẫu (Leonurus japonicus) và cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.) tại Hải Phòng” tại Hội nghị tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài này tại Sở KH&CN. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đinh Công Toản chủ trì hội nghị.

Đề tài đã hoàn thành các nội dung: Khảo sát, thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Xây dựng quy trình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật 3 loại cây dược liệu (Ba kích tím, Ích mẫu và Trinh nữ hoàng cung); Trồng thực nghiệm 3 giống cây dược liệu trên nhằm bước đầu đánh giá khả năng thích nghi của các cây giống có nguồn gốc nuôi cấy mô tại Vườn Quốc gia Cát Bà.

Theo đó, các tác giả đề tài đã xây dựng được quy trình nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật cho từng loại cây dược liệu với các giai đoạn: vào mẫu, tạo nguồn nguyên liệu khởi đầu; tái sinh và nhân nhanh chồi; ra rễ và tạo cây hoàn chỉnh; ươm cây bồn mạ. Có 7.740 cây giống đạt tiêu chuẩn đã được sản xuất. Các tác giả cũng tiến hành lưu giữ 150 bình giống 03 loại cây (mỗi loại 50 bình).

7.180 cây giống được triển khai trồng thực nghiệm tại Vườn Quốc gia Cát Bà. Trong đó: ba kích tím là 2.030 cây, trồng trên diện tích 2.000 m2; Ích mẫu là 3.100 cây, trồng trên diện tích 360 m2; Trinh nữ hoàng cung là 2.050 cây, trồng trên diện tích 360 m2. 3 quy trình trồng 3 loại cây dược liệu trên được nhóm nghiên cứu đề xuất với các công đoạn: xác định thời vụ; chọn đất (vùng) trồng; kỹ thuật trồng; phòng trừ sâu bệnh; thu hoạch và bảo quản.

Theo đánh giá của Hội đồng KH&CN cấp thành phố, kết quả nghiên cứu của đề tài đảm bảo tính khoa học, các cây giống nuôi cấy mô tế bào thực vật trồng thực nghiệm tại Vườn Quốc gia Cát Bà thích ứng tốt với điều kiện thực tế; do đó, đề tài có khả năng ứng dụng trong thực tế sản xuất giống, phục vụ mở rộng diện tích trồng cây dược liệu, tạo cơ sở cho việc bảo tồn, phát triển vùng cây dược liệu tại Hải Phòng.

Theo nguồn khoahocvacongnghevietnam.com.vn./.

Tin khác

Phê duyệt Đề án ưu tiên 'Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030' (09/01/2024)

Hợp tác xã đưa vải thiều Thanh Hà vào siêu thị (29/05/2023)

Cẩm Giàng phát triển thương hiệu nông sản (09/05/2023)

Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (30/05/2022)

Mô hình thương phẩm giống lúa mới Hương Bình cho hiệu quả kinh tế cao (29/05/2022)

Mô hình trình diễn quản lý hiện tượng chết đồng loạt trên dưa hấu, dưa lê (30/09/2021)

Hiệu quả từ Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (11/08/2021)

Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà (25/06/2021)

Phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 (24/03/2021)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ (26/10/2020)

Bước tiến mới trong xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản (26/10/2020)

Kết quả bước đầu phục tráng giống lúa nếp Quýt Kim Thành (05/11/2018)

Hiệu quả một số giống nhãn mới tại huyện Thanh Hà (26/09/2018)

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Thanh Hà, Gia Lộc. (12/01/2018)

Thị xã Chí Linh: Hiệu quả mô hình sản xuất giống gà đồi phục vụ nuôi thương phẩm tại địa phương (01/10/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.