Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học xử lý đáy ao nuôi trồng thuỷ sản (BIOF) từ nguồn phân thải chăn nuôi tại tỉnh Hải Dương

1- Mục tiêu:

- Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học xử lý đáy ao nuôi trồng thuỷ sản (BIOF) từ nguồn thải chăn nuôi phù hợp cho tỉnh Hải Dương.

- Xây dựng mô hình thử nghiệm chế phẩm sinh học xử lý đáy ao nuôi trồng thuỷ sản (BIOF) từ nguồn thải chăn nuôi tại các hộ gia đình nuôi thuỷ sản trong các huyện Gia Lộc, Nam Sách và Tứ Kỳ của tỉnh Hải Dương.

Xây dựng dây chuyền công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học xử lý đáy ao nuôi trồng thuỷ sản (BIOF) từ nguồn thải chăn nuôi tại các hộ gia đình trong 3 huyện Gia Lộc, Nam Sách và Tứ Kỳ của tỉnh Hải Dương.

- Hoàn thiện quy trình ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý đáy ao nuôi trồng thuỷ sản (BIOF) tại các khu nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Hải Dương.

2- Kết quả:

- Đã tiến hành điều tra tình hình nuôi trồng thuỷ sản 60 hộ nuôi trồng thuỷ sản trong các huyện: Tứ Kỳ, Gia Lộc và Nam Sách tại tỉnh Hải Dương.

- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học BIOF ở quy mô công nghiệp tại Nhà máy phân vi sinh Việt – Séc. Trong năm 2008, 2009 đã sản xuất thử 50 tấn chế phẩm, trong đó 20 tấn chế phẩm phục vụ cho thử nghiệm và 30 tấn cho mở rộng thị trường.

- Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học BIOF ở quy mô hộ gia đình cho 16 hộ tại 3 huyện Gia Lộc, Nam Sách và Tứ Kỳ trong tỉnh Hải Dương. Mỗi hộ tự sản xuất 100kg chế phẩm sinh học BIOF để sử dụng ao nuôi của mình.

- Hoàn thiện quy trình ứng dụng chế phẩm sinh học BIOF trong nuôi trồng thuỷ sản. Thử nghiệm hiệu lực của chế phẩm BIOF tại 55 hộ thuộc 3 huyện Gia Lộc, Nam Sách và Tứ Kỳ trong tỉnh Hải Dương.

- Tạo ra chế phẩm sinh học BIOF ở quy mô công nghiệp và hộ gia đình có chất lượng cao và ứng dụng có hiệu quả. Cụ thể là:

+ Hàm lượng oxy hoà tan từ 3,0 – 4,0mg/l.

+ Giảm nồng độ các khí độc, đặc biệt là khí H2S giảm từ­­ 0,06 xuống 0,003 mg/l.

+ Giảm mật độ vi sinh vật gây bệnh từ 600CFU/l xuống còn 50-100 CFU/l.

+ Ngoài ra, chế phẩm còn tác động rất rõ đến lớp bùn đáy, làm giảm hàm lượng chất hữu cơ ở lớp bùn đáy từ 2.018 mg/100g bùn xuống còn 1.232 mg/100g bùn.

+ Kích thích sự phát triển của tảo khuê và tảo lục hạn chế sự phát triển của tảo có hại như tảo lam, tảo mắt.

+ Tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá tốt, làm tăng năng suất cá so với đối chứng từ 0,6-0,8 tấn/ha, các ao thử nghiệm cho thu lãi cao hơn đối chứng từ 10 – 15 triệu đồng/ha.

+ Ao nuôi sử dụng chế phẩm sinh học BIOF sàn xuất công nghiệp cho hiệu quả cao hơn ao nuôi sử dụng chế phẩm sản xuất tại hộ gia đình.

+ Chất lượng môi trường ao nuôi sử dụng chế phẩm sinh học BIOF để cải đáy áo trước khi lấy nước vào ao nuôi tốt hơn các ao nuôi được xử lý khi đã lấy nước vào.    

3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:

Qua 2 năm thực hiện thử nghiệm chế phẩm sinh học BIOF tại các huyện Gia Lộc, Nam Sách và Tứ Kỳ đã thu được kết quả tốt. Chế phẩm sinh học BIOF được sản xuất từ phân thải chăn nuôi đã làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cho các trang trại chăn nuôi tập trung, các trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó, việc chuyển giao công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học tại hộ gia đình tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi tại địa phương.

- Đề tài được ứng dụng tại 3 huyện Gia Lộc, Nam Sách và Tứ Kỳ của tỉnh Hải Dương.

Chủ nhiệm đề tài:  TS. Lê Văn Tri - Tổng GĐ Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học

Thời gian thực hiện: 2008-2009


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây