Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tổng hợp xử lý môi trường làng nghề và khu vực gần khu công nghiệp.

1- Mục tiêu:

-Nâng cao nhận thức về áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất gắn với bảo vệ môi trường tại cộng đồng.

- Xây dựng mô hình cộng đồng tham gia quản lý và bảo vệ môi trường.

- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật tổng hợp xử lý môi trường nông thôn, làng nghề.

2- Kết quả:

 Sau 2 năm thực hiện Dự án đã đạt được kết quả:

- Xác định được hiện trạng kinh tế - xã hội và môi trường của 10 thôn thuộc 6 xã tham gia dự án: thôn Minh Thành, thôn Hợp Nhất, thôn Quyết Tâm thuộc xã Lai Vu, huyện Kim Thành; thôn Hội Yên, xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện; thôn An Thuỷ, xã Hiến Thành, huyện Kinh Môn; thôn Trúc Lâm, xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc; thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng; thôn Tường Vu, thôn Thanh Liên, thôn Lai Khê xã Cộng Hoà huyện Kim Thành và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp cho các cơ sở này.

- Nâng cao nhận thức về áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất gắn với bảo vệ môi trường cho cộng đồng tại 10 thôn thuộc 6 xã tham gia dự án thông qua các hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú.

- Xây dựng mô hình cộng đồng tham gia quản lý và bảo vệ môi trường ở 10 thôn của 6 xã: thành lập và duy trì hoạt động 6 nhóm NSX, 6 tổ tuyên truyền, 11 tổ thu gom rác thải của 10 thôn tham gia dự án.

- Công tác VSMT đã được cải thiện đáng kể, lượng rác thải ra đã được thu gom từ 70-90%, đường làng, ngõ xóm trở lên sạch sẽ hơn, người dân có ý thức hơn trong việc BVMT.

- Thực hiện được công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường: 70-100% người dân tự nguyện đóng góp kinh phí VSMT.

- Triển khai mô hình áp dụng TBKT xử lý môi trường bằng chế phẩm EM tại xã Lai Vu, Hội Yên bước đầu đạt kết quả sản xuất được 5.500 lít EM thứ cấp và 650 kg EM Bokashi, giảm thiểu được ô nhiễm và hướng tới dịch vụ xử lý môi trường ở cộng đồng.

- Xây dựng “ Quy ước bảo vệ môi trường” cho 10 thôn thuộc 6 xã tham gia dự án và đã triển khai thực hiện có hiệu quả.

- Xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh cho xã Lai Vu và xã Cộng Hoà, huyện Kim Thành với diện tích là 10.000m2.

3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:

- Sau 2 năm thực hiện dự án đã nâng cao được ý thức BVMT cho cộng đồng tại các xã tham gia dự án. Người dân đã hình thành được các tập quán sinh hoạt mơi trong sản xuất, sinh hoạt cũng như mối quan hệ trong cộng đồng. Bước đầu đã thực hiện được công tác xã hội hoá BVMT tại nông thôn.

- Môi trường của các xã đã được cải thiện đáng kể, rác thải được thu gom đạt 70-90%.

- Đội ngũ cán bộ tham gia dự án đã được naangc ao trình độ và kinh nghiệm triển khai dự án tại cộng đồng, được trang bị những kiến thức khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất, xử lý các chế phẩm bảo vệ môi trường.

- Dự án đã nhân rộng ra thêm 2 thôn An Dương, triều Dương của xã Chi Lăng Nam và 3 thôn còn lại của xã Cẩm Văn làm điểm trình diễn cho nhiều xã khác đến học tập.

- Đề tài được ứng dụng tại xã Lai Vu, huyện Kim Thành; xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện; xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc; xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng; xã Cộng Hoà huyện Kim Thành.

Chủ nhiệm đề tài: Phạm Văn Bình - PGĐ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương

Thời gian: 2007-2008


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây