Y tế là ngành đầu tiên và cũng là ngành duy nhất cho đến nay thực hiện được việc phân loại chất thải rắn tại nguồn. Thế nhưng, việc xử lý chất thải rắn nguy hại của ngành y tế vẫn còn nhiều vướng mắc. Cả nước có khoảng 200 lò đốt, nhưng số lò đốt hiện đại đạt tiêu chuẩn môi trường mới xử lý được khoảng 40% chất thải tại các bệnh viện; tập trung tại tuyến bệnh viện Trung ương. Số còn lại là các lò đốt công suất nhỏ và trung bình, phục vụ xử lý chất thải tại chỗ hoặc cho cụm bệnh viện.
Trong đó có nhiều lò đốt không được sử dụng hoặc vận hành không hết công suất, nhiều lò đốt không có hệ thống xử lý khí thải, nên không thể kiểm soát được các khí độc hại như dioxin, furan. Thậm chí phần lớn bệnh viện huyện và một phần bệnh viện tỉnh vẫn còn dùng biện pháp chôn lấp chất thải nguy hại trong khuôn viên hoặc chôn lấp tại bãi chất thải chung của địa phương.
Thực tế kiểm tra 84 cơ sở y tế nằm trong danh sách phải xử lý ô nhiễm triệt để theo Quyết định 64 cho thấy, công tác thu gom, quản lý chất thải đã được quan tâm, đầu tư xây dựng và quản lý vận hành các lò đốt chất thải hiện đại. Nhưng vẫn còn trên 26% cơ sở thuê xử lý chất thải nguy hại; 17,5 % xử lý bằng lò đốt 1 buồng, thậm chí vẫn còn cơ sở chôn lấp.
Nhìn rộng ra toàn tuyến y tế cấp tỉnh, có tới trên 61% cơ sở y tế thuê xử lý; 6,4% sử dụng lò đốt 1 buồng và 9% cơ sở tự đốt hoặc chôn lấp. Ở cấp huyện tỷ lệ này còn đáng ngại hơn nhiều - trên 24% cơ sở thuê xử lý, 17% tự đốt và gần 20% chôn lấp.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, là do còn thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải nguy hại. Bên cạnh đó còn có tình trạng phân loại chất thải rắn y tế chưa đúng qui định. Các phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, phần lớn chưa đạt chuẩn. Trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại, chỉ có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy... là những kẽ hở phát tán ô nhiễm, lây lan mầm bệnh.
Theo các chuyên gia của ngành y tế, hiện nay trên thế giới đang loại bỏ công nghệ đốt chất thải rắn y tế, bởi khó kiểm soát khí thải độc hại phát sinh. Mỗi mẫu phân tích dioxin mất gần 2.000 USD. Đó là khoản tài chính khó thực hiện được đối với điều kiện hiện nay của nước ta. Gần đây, Bộ Y tế đã triển khai thử nghiệm công nghệ vi sóng kết hợp nước bão hòa. Hai lò đốt đầu tiên đã được xây dựng tại Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Nguyên tắc sinh nhiệt từ trong vi sinh vật của công nghệ này đã tăng khả năng khử khuẩn cao, hiệu quả môi trường tốt; nhưng cần đầu tư kinh phí cao hơn lò đốt điện, khoảng 5 tỷ đồng cho mỗi lò.
Thực tế kiểm tra 84 cơ sở y tế nằm trong danh sách phải xử lý ô nhiễm triệt để theo Quyết định 64 cho thấy, công tác thu gom, quản lý chất thải đã được quan tâm, đầu tư xây dựng và quản lý vận hành các lò đốt chất thải hiện đại. Nhưng vẫn còn trên 26% cơ sở thuê xử lý chất thải nguy hại; 17,5 % xử lý bằng lò đốt 1 buồng, thậm chí vẫn còn cơ sở chôn lấp.
Nhìn rộng ra toàn tuyến y tế cấp tỉnh, có tới trên 61% cơ sở y tế thuê xử lý; 6,4% sử dụng lò đốt 1 buồng và 9% cơ sở tự đốt hoặc chôn lấp. Ở cấp huyện tỷ lệ này còn đáng ngại hơn nhiều - trên 24% cơ sở thuê xử lý, 17% tự đốt và gần 20% chôn lấp.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, là do còn thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải nguy hại. Bên cạnh đó còn có tình trạng phân loại chất thải rắn y tế chưa đúng qui định. Các phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, phần lớn chưa đạt chuẩn. Trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại, chỉ có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy... là những kẽ hở phát tán ô nhiễm, lây lan mầm bệnh.
Theo các chuyên gia của ngành y tế, hiện nay trên thế giới đang loại bỏ công nghệ đốt chất thải rắn y tế, bởi khó kiểm soát khí thải độc hại phát sinh. Mỗi mẫu phân tích dioxin mất gần 2.000 USD. Đó là khoản tài chính khó thực hiện được đối với điều kiện hiện nay của nước ta. Gần đây, Bộ Y tế đã triển khai thử nghiệm công nghệ vi sóng kết hợp nước bão hòa. Hai lò đốt đầu tiên đã được xây dựng tại Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Nguyên tắc sinh nhiệt từ trong vi sinh vật của công nghệ này đã tăng khả năng khử khuẩn cao, hiệu quả môi trường tốt; nhưng cần đầu tư kinh phí cao hơn lò đốt điện, khoảng 5 tỷ đồng cho mỗi lò.
(Monre)