Về thôn Lang Khê, xã An Lâm (Nam Sách – Hải Dương) đâu đâu cũng thấy làm bún, bởi nơi đây hình thành một làng nghề làm bún, nổi tiếng bởi nghề bún truyền thống, nhưng bên cạnh đó người dân nơi đây đang từng ngày sống trong ô nhiễm trầm trọng bởi làng nghề gây ra.
Nhờ nghề trên, nhiều gia đình đã phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Những năm trước đây, cả làng có đến 70% số hộ làm nghề, hàng ngày sản phẩm bún Lang Khê được giao bán trong và ngoài huyện.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, Lang Khê còn "nổi tiếng" bởi tình trạng ô nhiễm môi trường. Nhiều gia đình làm nghề nên hàng ngày khối lượng nước thải đổ ra kênh mương, ao hồ rất lớn. Vào những ngày trời nắng nóng, nước làm bún phân hủy, bốc mùi rất khó chịu. Những năm qua, mặc dù đã có một số biện pháp khắc phục, song tình trạng ô nhiễm chỉ giảm đi một phần.
Một số gia đình làm bún với quy mô lớn hàng ngày vẫn thải trực tiếp nước thải ra cống rãnh, trong khi cống rãnh thường xuyên bị tắc khiến nước ứ đọng, rất mất vệ sinh. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với địa phương nhưng tình trạng trên vẫn không chấm dứt.
Năm 2009, huyện đã đầu tư xây dựng hơn 100 mét đường dẫn nước thải cho làng nghề, tuy nhiên, đường dẫn nước này cũng chỉ giải quyết được một phần nước thải hàng ngày của những hộ làm nghề nơi đây.
Bên cạnh sự phát triển của làng nghề, giải quyết việc làm cho người dân nơi đây thì hàng ngày hàng trăm hộ dân vì cuộc sống mưu sinh mà làm ô nhiễm trầm trọng môi trường sống của mình, những cống rãnh thoát nước đặc quánh, đen kít, bốc lên mùi chua, hôi thối nồng nặc. Nghiêm trọng hơn nguồn nước ngầm mà người nơi đây vẫn dùng đang từng ngày bị ô nhiễm, nước chuyển màu vàng đục, mùi chua, váng đục...
Trước việc ô nhiễm môi trường sống như hiện nay, bệnh tật phát sinh ngày càng nhiều, rất mong chính quyền địa phương cùng với hàng trăm hộ dân làm bún cùng bàn bạc, giải quyết để tình trạng ô nhiễm như hiện nay không còn tái diễn.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, Lang Khê còn "nổi tiếng" bởi tình trạng ô nhiễm môi trường. Nhiều gia đình làm nghề nên hàng ngày khối lượng nước thải đổ ra kênh mương, ao hồ rất lớn. Vào những ngày trời nắng nóng, nước làm bún phân hủy, bốc mùi rất khó chịu. Những năm qua, mặc dù đã có một số biện pháp khắc phục, song tình trạng ô nhiễm chỉ giảm đi một phần.
Một số gia đình làm bún với quy mô lớn hàng ngày vẫn thải trực tiếp nước thải ra cống rãnh, trong khi cống rãnh thường xuyên bị tắc khiến nước ứ đọng, rất mất vệ sinh. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với địa phương nhưng tình trạng trên vẫn không chấm dứt.
Năm 2009, huyện đã đầu tư xây dựng hơn 100 mét đường dẫn nước thải cho làng nghề, tuy nhiên, đường dẫn nước này cũng chỉ giải quyết được một phần nước thải hàng ngày của những hộ làm nghề nơi đây.
Bên cạnh sự phát triển của làng nghề, giải quyết việc làm cho người dân nơi đây thì hàng ngày hàng trăm hộ dân vì cuộc sống mưu sinh mà làm ô nhiễm trầm trọng môi trường sống của mình, những cống rãnh thoát nước đặc quánh, đen kít, bốc lên mùi chua, hôi thối nồng nặc. Nghiêm trọng hơn nguồn nước ngầm mà người nơi đây vẫn dùng đang từng ngày bị ô nhiễm, nước chuyển màu vàng đục, mùi chua, váng đục...
Trước việc ô nhiễm môi trường sống như hiện nay, bệnh tật phát sinh ngày càng nhiều, rất mong chính quyền địa phương cùng với hàng trăm hộ dân làm bún cùng bàn bạc, giải quyết để tình trạng ô nhiễm như hiện nay không còn tái diễn.
(Laođộng)