Trong giai đoạn thí điểm thị trường điện cạnh tranh, do giá điện vẫn thuộc Nhà nước quản lý, nên dù giá cả giao dịch giữa các cơ sở phát điện với công ty Mua bán điện có thay đổi như thế nào, thì người tiêu dùng vẫn chỉ phải trả tiền điện theo biểu giá Nhà nước đã quy định.
Thị trường phát điện cạnh tranh mới là bước đi đầu tiên
Theo đại diện Bộ Công thương, việc thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh là bước đầu tiên trong Lộ trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam, hướng đến mục tiêu đưa cạnh tranh vào khâu phát điện, đảm bảo sự minh bạch, công bằng trong hoạt động vận hành và định giá của phát điện, đồng thời tạo tín hiệu thu hút đầu tư phát triển các nguồn điện mới từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Cũng theo Bộ Công Thương, trong thị trường phát điện cạnh tranh, các đơn vị phát điện sẽ được quyền chủ động chào bán điện trên thị trường, việc điều độ các nhà máy điện sẽ hoàn toàn căn cứ theo bản chào giá của nhà máy, theo nguyên tắc huy động các mức công sức của các nhà máy có giá chào từ thấp đến cao khi đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện của cả hệ thống.
Việc thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện sẽ được thực hiện theo hai cơ chế: 95 sản lượng điện năng được thanh toán theo hợp đồng mua bán điện giữa các nhà máy với công ty Mua bán điện; 5% sản lượng còn lại sẽ thanh toán theo giá thị trường từng giờ. Tỷ lệ sản lượng điện thanh toán theo hợp đồng sẽ được xem xét, điều chỉnh hàng năm trên cơ sở đánh giá hiệu quả vận hành của thị trường và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường phát điện.
Trong thị trường phát điện cạnh tranh, giá thị trường được xác định theo các bản chào giá của đơn vị phát điện, đưa ra tín hiệu phản ánh đúng cân bằng "cung - cầu" của hệ thống điện trong từng thời điểm trong ngày, trong mùa. Mức giá thị trường được áp dụng trong thị trường giao ngay của khâu phát điện, còn biểu giá bán lẻ điện cho các khách hàng vẫn tiếp tục do Nhà nước quản lý nhằm đảm bảo các mục tiêu kinh tế cũng như an sinh xã hội.
Người dân vẫn được mua điện theo giá Nhà nước
Việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh sẽ không ảnh hưởng đến cơ chế quản lý, điều hành các nhà máy điện hiện nay. Nhà nước sẽ tiếp tục nắm giữ các nhà máy điện lớn, các nhà máy còn lại thuộc sở hữu của tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ được tổ chức lại thành các tổng công ty phát điện độc lập nhằm tăng quyền chủ động, nâng cao khả năng cạnh tranh của các đơn vị này khi tham gia thị trường, đồng thời bảo đảm tính công bằng, minh bạch, ông Cường cho biết.
Vì vậy, trong giai đoạn thí điểm này, do giá điện vẫn thuộc Nhà nước quản lý nên dù giá cả giao dịch giữa các cơ sở phát điện với công ty Mua bán điện có thay đổi như thế nào, thì người tiêu dùng vẫn chỉ phải trả tiền điện theo biểu giá nhà nước quy định.
Theo đại diện Bộ Công thương, việc thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh là bước đầu tiên trong Lộ trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam, hướng đến mục tiêu đưa cạnh tranh vào khâu phát điện, đảm bảo sự minh bạch, công bằng trong hoạt động vận hành và định giá của phát điện, đồng thời tạo tín hiệu thu hút đầu tư phát triển các nguồn điện mới từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Cũng theo Bộ Công Thương, trong thị trường phát điện cạnh tranh, các đơn vị phát điện sẽ được quyền chủ động chào bán điện trên thị trường, việc điều độ các nhà máy điện sẽ hoàn toàn căn cứ theo bản chào giá của nhà máy, theo nguyên tắc huy động các mức công sức của các nhà máy có giá chào từ thấp đến cao khi đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện của cả hệ thống.
Việc thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện sẽ được thực hiện theo hai cơ chế: 95 sản lượng điện năng được thanh toán theo hợp đồng mua bán điện giữa các nhà máy với công ty Mua bán điện; 5% sản lượng còn lại sẽ thanh toán theo giá thị trường từng giờ. Tỷ lệ sản lượng điện thanh toán theo hợp đồng sẽ được xem xét, điều chỉnh hàng năm trên cơ sở đánh giá hiệu quả vận hành của thị trường và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường phát điện.
Trong thị trường phát điện cạnh tranh, giá thị trường được xác định theo các bản chào giá của đơn vị phát điện, đưa ra tín hiệu phản ánh đúng cân bằng "cung - cầu" của hệ thống điện trong từng thời điểm trong ngày, trong mùa. Mức giá thị trường được áp dụng trong thị trường giao ngay của khâu phát điện, còn biểu giá bán lẻ điện cho các khách hàng vẫn tiếp tục do Nhà nước quản lý nhằm đảm bảo các mục tiêu kinh tế cũng như an sinh xã hội.
Người dân vẫn được mua điện theo giá Nhà nước
Việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh sẽ không ảnh hưởng đến cơ chế quản lý, điều hành các nhà máy điện hiện nay. Nhà nước sẽ tiếp tục nắm giữ các nhà máy điện lớn, các nhà máy còn lại thuộc sở hữu của tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ được tổ chức lại thành các tổng công ty phát điện độc lập nhằm tăng quyền chủ động, nâng cao khả năng cạnh tranh của các đơn vị này khi tham gia thị trường, đồng thời bảo đảm tính công bằng, minh bạch, ông Cường cho biết.
Vì vậy, trong giai đoạn thí điểm này, do giá điện vẫn thuộc Nhà nước quản lý nên dù giá cả giao dịch giữa các cơ sở phát điện với công ty Mua bán điện có thay đổi như thế nào, thì người tiêu dùng vẫn chỉ phải trả tiền điện theo biểu giá nhà nước quy định.
(Theo VNMedia)