Nông dân hào hứng với chính sách bảo hiểm Nông nghiệp

Ngày 1/3 vừa qua, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có quyết định 315 về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở 21 tỉnh thành với 3 ngành sản xuất chính đó là lúa, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng.
Chủ trương này sẽ được triển khai thực hiện từ tháng 7 năm nay cho đến năm 2013. Vấn đề cần nhìn nhận hiện nay đó là sự cần thiết của chính sách bảo hiểm nông nghiệp bởi thực tế nông dân đang phải đối diện với nhiều rủi ro, trong khi việc thực hiện chính sách hỗ trợ vẫn còn bất cập.

Đầu tư cả máy lọc nước cho gà con uống, nhưng sự cẩn thận và bài bản của anh Lê Xuân Thủy, xã Tam Quan, Tam Đảo, Vĩng Phúc cũng không cứu được đàn gà 5000 con. Cách đây 20 ngày, toàn bộ đàn gà nhà anh Thủy đã bị cúm và buộc phải tiêu hủy. Theo quy chế hiện hành ở địa phương, mỗi con gà trên 1kg bị tiêu hủy được hỗ trợ 20.000 đ: "Với 5000 con gà tiêu hủy, tiền hỗ trợ tôi được khoảng 100 triệu thì tiền giống đã hết 50 triệu, chúng tôi còn thiếu rất nhiều tiền cám, than, điện...Bảo hiểm cho hộ chăn nuôi lớn tôi chưa hiểu nhưng nếu nhà nước có chính sách và hướng dẫn cụ thể thì chúng tôi sẽ tham gia", anh Thuỷ cho biết.
Theo lãnh đạo xã Tam Quan, đợt dịch vừa qua có 17 hộ có dịch, trên 22.000 con gà bị tiêu hủy, thiệt hại đã vượt con số 1 tỷ: "Hiện nay bảo hiểm như thế nào Tam Quan chúng tôi chưa từng biết và triển khai, phần lớn các hộ đều tự vay vốn, đầu tư chăn nuôi thiệt hại tự chịu", ông Đào Văn Luyện , Chủ tịch UBND xã Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc phát biểu.
Theo lãnh đạo chi cục thú y tỉnh Vĩnh Phúc, từ năm 2008 đến nay, trên cơ sở quyết định 719 của thủ tướng, các địa phương đã triển khai chính sách hỗ trợ cho người dân có gia súc, gia cầm mắc bệnh nhằm giảm thiểu thiệt hại. Chính sách này đã thực sự là cứu cánh duy nhất cho người chăn nuôi thế nhưng việc vận dụng vẫn có những bất cập. Theo ông Trần Thiện Trí, Phó Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Phúc: "Chúng ta đã ban hành quy định từ năm 2008 và đến nay giá cả leo thang, sản phẩm chăn nuôi giá cả đều tăng: cám tăng, thuốc thú y tăng, sản phẩm làm ra tăng. Đến nay hỗ trợ 23 000 đ/con gà, giá thị trường là 50 000 đ/kg. Một con 2kg đã là 100 000 đ. Nếu hỗ trợ 23 000 đ thì chỉ đạt 23% giá của con gà thương phẩm. Chúng tôi đề nghị là nên có cơ chế linh hoạt hơn, đặc biệt nếu có bảo hiểm thì hỗ trợ và bảo hiểm sẽ giúp người dân hiệu quả".
Chưa biết khi nào có được số tiền 100 triệu tiền hỗ trợ tiêu hủy nhưng anh Thủy vẫn quyết tâm quay lại nghề chăn nuôi gà. Và nếu có bảo hiểm thì anh sẵn sàng tham gia. Đây là một nhu cầu có thực. Vì vậy rất cần các ban ngành liên quan cần đẩy nhanh tiến độ và có những hướng dẫn cụ thể để quyết định 315 đi vào cuộc sống.
Theo đó, đối tượng được bảo hiểm và khu vực được thực hiện thí điểm BHNN đó là cây lúa tại Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp; đối với trâu, bò, lợn, gia cầm tại Bắc Ninh, Nghệ An, Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định, Bình Dương và Hà Nội; đối với nuôi trông thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.

(TheoVietBao)


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập176
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,104,147
  • Tổng lượt truy cập3,809,351
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây