Khoa học và công nghệ (số 1-2021) -0001-11-30 07:06:30

Trong tiến trình lịch sử, tỉnh Hải Dương không chỉ được biết đến là một địa danh gắn liền với nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử của dân tộc; một mảnh đất văn hiến giàu truyền thống hiếu học, khoa bảng mà Hải Dương còn được biết đến là một trong những cái nôi của nhiều loại hình nghệ thuật cổ truyền như sân khấu chèo, múa rối nước, hát ca trù, hát trống quân, hát trầu văn và nhiều công trình kiến trúc đình, chùa độc đáo.

Với mong muốn bảo tồn và phát huy giá trị các tác phẩm, công trình nghệ thuật vào thực tiễn đời sống, khai thác tiềm năng nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tạo môi trường để bảo tồn và nuôi dưỡng nghệ thuật phát triển; góp phần phát huy các giá trị nghệ thuật vào việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tiến bộ và những giá trị thẩm mỹ chân chính của dân tộc, của quê hương cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và giao lưu văn hóa với khu vực và thế giới, từ năm 2018 đến năm 2020, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã thực hiện Đề tài khoa học “Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và lựa chọn một số tác phẩm nghệ thuật, công trình tiêu biểu gắn với phát triển du lịch tỉnh Hải Dương

Đề tài đã thực hiện việc khảo sát hiện trạng và sưu tầm các tác phẩm, công trình nghệ thuật tiêu biểu của các tác giả trong cả nước sáng tác về chủ đề mảnh đất, con người Hải Dương và của các tác giả là người Hải Dương đang sinh sống và làm việc ở khắp mọi miền tổ quốc. Kết quả nghiên cứu đã tiến hành khảo sát được 2.169 tác phẩm, công trình. Trong đó, loại hình Kiến trúc: khảo sát, sưu tầm được 144 tác phẩm, công trình (kiến trúc truyền thống, kiến trúc hiện đại); loại hình Mỹ thuật:khảo sát 741 tác phẩm (hội họa, đồ họa, điêu khắc, gốm); loại hình Sân khấu: sưu tầm được 245 tác phẩm, công trình (chèo, kịch nói, kịch bản, múa rối nước...); loại hình Múa: sưu tầm được 41 tác phẩm, công trình (Múa hiện đại, múa cổ truyền...); Loại hình Âm nhạc: sưu tầm được 527 tác phẩm, công trình (dân ca, nhạc dân gian, nhạc hiện đại...); Loại hình Nhiếp ảnh: sưu tầm được 414 tác phẩm, công trình; Loại hình Điện ảnh: sưu tầm được 57 tác phẩm, công trình, 20 tác phẩm (phim truyện, phim tài liệu, phóng sự…)

Để xác định giá trị các tác phẩm, công trình tiêu biểu, Đề tài đã xây dựng bộ tiêu chí của 7 loại hình nghệ thuật nêu trên để đánh giá, xác định các tác phẩm, công trình nghệ thuật tiêu biểu của tỉnh Hải Dương. Trên các tiêu chí đã xây dựng, đề tài đã xác định được 541 tác phẩm, công trình nghệ thuật tiêu biểu gồm: tác phẩm mỹ thuật 102 tác phẩm (hội họa, đồ họa, điêu khắc, gốm). Tác phẩm Nhiếp ảnh 240 tác phẩm, công trình ảnh Nghệ thuật, Tác phẩm Sân khấu 42 tác phẩm, công trình (chèo dài, chèo ngắn, kịch vui, kịch dài, kịch gắn)...Tác phẩm Điện ảnh 20 tác phẩm, công trình (phim truyện, phim tài liệu, phóng sự…). Tác phẩm Âm nhạc 74 tác phẩm, công trình (dân ca, nhạc dân gian, nhạc hiện đại. Tác phẩm Múa 12 tác phẩm (múa cổ truyền, múa  hiện đại). Tác phẩm Kiến trúc 51 tác phẩm, công trình kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại.

Trong số 541 tác phẩm, công trình nghệ thuật tiêu biểu của tỉnh, Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến hành kiểm tra các tài liệu, các nguồn thông tin, hiện trạng về các tác phẩm, công trình và lựa chọn 422 tác phẩm, công trình nghệ thuật tiêu biểu của tác giả Hải Dương và sáng tác về Hải Dương để nhân bản in, sao để phục vụ cho hoạt động khai thác du lịch. Các tác phẩm công trình này cũng chính là những công cụ để quảng bá giới thiệu về du lịch tỉnh Hải Dương thông qua các phương tiện nghe - nhìn hiện nay và trong tương lai.

Bài của Bảo Châu 

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2021.

 

 

 

 

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.