Quản lý công nghệ (Số 04-2023) -0001-11-30 07:06:30

Chăn nuôi gà là nghề truyền thống gắn bó với người làm nông nghiệp đặc biệt từ sau bệnh Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện do chưa có vắc xin, vì vậy đã có tới 40% người chăn nuôi đã chuyển từ chăn nuôi lợn sang chăn nuôi gà thịt, gà đẻ để duy trì việc làm, đảm bảo nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng tuy nhiên, khi lượng vật nuôi tăng cùng với nền chăn nuôi còn manh mún phân tán là cơ hội cho mầm bệnh phát sinh.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh xin giới thiệu một số cách phòng trị một số bệnh truyền nhiễm trên gà như sau.

I. Vệ sinh thú y

Với nguyên tắc“Cùng vào, cùng ra”, tránh nuôi gà nhiều lứa tuổi trong cùng một ô chuồng. Gà mới mua từ nơi khác về phải được tiêm phòng Vắc xin và nuôi cách ly 15 ngày rồi mới nhập đàn. Hạn chế người ra vào khu vực chăn nuôi, khi vào phải thay quần áo sạch, mũ, dày dép của trại, rửa tay, sát trùng dày dép. Chuồng, dụng cụ, sân vườn, cống rãnh nhất là lối ra vào, định kỳ vệ sinh sạch sẽ toàn khu vực chăn nuôi. Cọ rửa máng ăn, máng uống, cho gà ăn sạch, uống sạch. Sau mỗi đợt nuôi phải cọ rửa, ngâm sát trùng toàn bộ dụng cụ, nền vách chuồng và đảm bảo thời gian cần thiết để xử lý mầm bệnh ít nhất 10 ngày mới nhập đàn gà mới về nuôi.

II. CÁC NGUYÊN TẮC PHÒNG TRỊ BỆNH

1. Bảo quản và nguyên tắc sử dụng vắc xin

- Bảo quản Vắc xin: Vắc xin phải được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp < 0 độ C (đối với vắc xin sống), từ 2 - 8 độ C (đối với vắc xin chết); tủ bảo quản vắc xin nên sử dụng riêng. Khi vận chuyển, cần giữ vắc xin trong thùng bảo ôn ở nhiệt độ thích hợp, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

- Nguyên tắc sử dụng Vắc xin: Khi dùng vắc xin cần phải thực hiện theo đúng những nguyên tắc sau. 

Đối tượng  phòng bệnh: Thực hiện phòng bệnh hàng năm đối với những vùng có ổ dịch cũ, vùng có nhiều bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa. Không sử dụng vắc xin hết hạn, mất nhãn. Chỉ sử dụng vắc xin khi vật nuôi khỏe mạnh. 

         

STT

Ngày tuổi

Loại Vắc xin

Cách dùng

1

3 - 5 ngày

Gumburo (lần 1)

Nhỏ mắt/ nhỏ mũi

2

5 - 7 ngày

Lasota (lần1)

Nhỏ mắt/nhỏ mũi,

Đậu

Chủng cánh

3

15 - 18 ngày

Cúm gia cầm lần 1

Tiêm dưới da

4

16 - 20 ngày

Gumburo lần 2

Nhỏ mắt/nhỏ mũi

5

20 - 25 ngày

Lasota (lần 2)

Nhỏ mắt/nhỏ mũi

6

2 tháng

Newcatle H1 + Tụ huyết trùng

Tiêm dưới da

7

4 tháng

Vắc xin đậu gà

Vắc xin Newcatle hệ 1

Vắc xin tụ huyết trùng

Tiêm dưới da

8

8 tháng

Tiêm vắc xin Newcatle hệ I.

Tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng

Tiêm dưới da

Sau đó cứ 4 tháng tiêm nhắc lại vắc xin Newcatle hệ 1 và vaccin Tụ huyết trùng

Cúm gia cầm: Tiêm nhắc lại mũi thứ 2 sau mũi thứ nhất 6 tháng

 2. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh

Sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn và đã chẩn đoán đúng bệnh để dùng thuốc, chọn đúng kháng sinh và đường đưa thuốc thích hợp theo chỉ định của bác sỹ thú y.

Tăng cường sức đề kháng của cơ thể như nuôi dưỡng tốt, dùng thêm vitamin, tiêm nước sinh lý, phối hợp thuốc giảm đau, giảm sốt và an thần (trấn tĩnh) và thuốc chống viêm khi cần thiết để làm giảm tác động gây Stress của quá trình bệnh lý.

III. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP

1. Bệnh Cúm gia cầm: Là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, do virut cúm tuýp A (chủ yếu là các chủng như H5N1, H5N6...)  gây nên, lây lan nhanh, mạnh qua đường hô hấp và một số loài động vật có vú cũng như ở người.

- Triệu chứng: Gia cầm mắc bệnh sốt cao từ 44 đến 450C, ho khẹc, thở khó, khi thở phải há miệng chết đột ngột, tỷ lệ chết cao lên đên 100%.

- Phòng bệnh: Phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình phòng dịch,chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng mọi biện pháp để ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh.Định kỳ tiêu độc chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi bằng các loại hóa chất sát trùng. Tăng cường nuôi dưỡng, bổ sung vitamin vào thức ăn để nâng cao sức đề kháng cho gia cầm.

Phòng bệnh bằng vắc xin cúm gia cầm: Lần 1: Từ 15 đến 18 ngày tuổi. Tiêm nhắc lại mũi 2 sau mũi thứ nhất 6 tháng. Không có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Cúm gà, chỉ có thể dùng kháng sinh trộn với thức ăn nước uống để điều trị dự phòng kế phát các bệnh do vi trùng .

2. Bệnh Newcastle (Bệnh gà rù): Do VR Dịch tả gà gây nên, triệu chứng chủ yếu ở đường tiêu hoá, hô hấp và qua tiếp xúc

- Triệu chứng: Ủ rũ, mệt mỏi, sốt cao từ 42 đến 430C, uống nhiều nước, thở khó thở, mũi chảy nước màu trắng xám hơi đỏ, nhớt, kêu toác toác, sờ diều thấy thức ăn tích lại không tiêu, phân xanh rêu, vàng lẫn máu, ỉa chảy, gà có triệu chứng thần kinh.       

- Phòng bệnh: Vệ sinh môi trường thức ăn nước uống, dụng cụ chăn nuôi... phòng bằng vắc xin. Không có thuốc điều trị đặc hiệu, khi dập dịch có thể tiêm thẳng vacxin Newcastle hệ I vào ổ dịch đối với gà > 30 ngày tuổi, gà < 30 ngày tuổi nhỏ lasota.

3. Bệnh Gumboro: là bệnh truyền nhiễm của gà do virus gây ra, có biểu hiện lâm sàng từ 1 - 12 tuần tuổi, nhất là ở giai đoạn 4 - 8 tuần tuổi. Tỷ lệ mắc có thể lên tới 100% và chết có thể từ 20 - 50%.

- Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh 2-3 ngày, sau khi nhiễm bệnh gà có biểu hiện triệu chứng đầu tiên là bay nhảy lung tung, hoặc cắn mổ vào hậu môn của nhau, giảm ăn, lông xù, lờ đờ, đi run rẩy, bị tiêu chảy phân màu trắng, loãng có nhiều chất nhầy, sau đó chuyển sang màu nâu, phân dính đầy xung quanh hậu môn, trọng lượng giảm nhanh.

- Phòng bệnh: Dùng vắc xin phòng bệnh Gumboro là biện pháp hiệu quả và kinh tế nhất. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, bà con có thể tiêm kháng thể Gumboro theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

4. Bệnh Tụ huyết trùng gà: Do vi khuẩn gây nên, thức ăn, nước uống đã bị nhiễm mầm bệnh; Vi khuẩn có sẵn trong cơ thể, khi thời tiết thay đổi sức đề kháng cơ thể giảm dẫn đến sinh bệnh.

- Triệu chứng: Thể quá cấp tính con vật ủ rũ trong sau 1 - 2 giờ giãy giụa lăn ra chết không xuất hiện triệu chứng do vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng huyết làm gà chết nhanh. Thể cấp tính: Gà sốt cao từ 42 đến 430C, ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, phân lẫn máu. Mào, tích tím bầm do tụ máu, khó thở trầm trọng và chết do kiệt sức.Thể mãn tính: Thường thấy ở cuối ổ dịch, gà bệnh kém ăn, gầy sút, mào, yếm nhợt nhạt, ỉa phân lỏng, lẫn chất nhầy màu vàng hoặc lẫn máu và đi lại khó khăn do viêm sưng khớp chân.

- Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại thức ăn nước uống, dụng cụ chăn nuôi. Khi thời tiết thay đổi bất thường bà con nên cho gà uống vitamin C, thuốc chống stress. Giai đoạn từ 20 - 30 ngày tuổi nên dùng kháng sinh bổ sung vào thức ăn, nước uống. Dùng Vắc xin Tụ huyết trùng + E.coli theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Điều trị bằng kháng sinh kết hợp với trợ lực trợ sức.

Bài của Nguyễn Minh Đức 
Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 4 ra tháng 8 năm 2023

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.