Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng mô hình nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa

Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng mô hình nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa

Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai Dự án “Xây dựng mô hình nuôi Rươi kết hợp sản xuất lúa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” tại xã An Thanh (Tứ Kỳ) với quy mô 8 ha.
Mô hình nuôi thỏ New zealand theo hướng liên kết tiêu thụ sản phẩm

Mô hình nuôi thỏ New zealand theo hướng liên kết tiêu thụ sản phẩm

Mô hình chăn nuôi thỏ hiện đang được các hộ quan tâm vì vốn đầu tư ban đầu thấp, dễ nuôi, sinh sản nhanh, thịt thỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu thụ. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có trên 100 hộ nuôi quy mô từ 100 thỏ bố mẹ, 300 thỏ thương phẩm trở lên, có khoảng 30 hộ nuôi thường xuyên từ 3.000 - 5.000 con thỏ thương phẩm. Giống thỏ New Zealand được đánh giá dễ nuôi, phù hợp với nuôi trang trại, gia trại, mắn đẻ, có thể đẻ 5 - 6 lứa/năm, từ 5 - 6 con/lứa nếu được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt và 3 - 4 tháng nuôi là xuất bán, khối lượng xuất bán đạt từ 2,5 kg/con với giá thị trường 70.000 đồng/kg.
Mô hình nuôi ếch Thái Lan kết hợp với nuôi cá rô đồng đảm bảo an toàn, hiệu quả

Mô hình nuôi ếch Thái Lan kết hợp với nuôi cá rô đồng đảm bảo an toàn, hiệu quả

Từ năm 2021 đến nay, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản gặp rất nhiều khó khăn, giá thức ăn tăng cao gấp 20 đến 30% so các năm trước, giá bán sản phẩm thủy sản tăng giảm thất thường.
Huyện Tứ Kỳ: Các hộ nông dân mạnh dạn ứng dụng chuyển đổi số góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp

Huyện Tứ Kỳ: Các hộ nông dân mạnh dạn ứng dụng chuyển đổi số góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp

Thời gian qua, việc liên kết tiêu thụ nông sản trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó có sàn thương mại điện tử đã được các hộ nông dân huyện Tứ Kỳ coi là giải pháp đột phá để tạo ra những kênh phân phối mới trên nền tảng công nghệ số.
Mô hình sản xuất thử giống lúa BC15-02 kháng bệnh đạo ôn

Mô hình sản xuất thử giống lúa BC15-02 kháng bệnh đạo ôn

Hiên nay, các giống lúa được gieo cây trên địa bàn tỉnh có năng suất và chất lượng tốt như các giống Khang dân, Q5, HT1, Bắc thơm 7, BC15, TBR 225, Đài thơm 8….Đối với giống lúa BC15 là giống lúa phổ biến, chủ lực trong cơ cấu sản xuất lúa tại Hải Dương với diện tích khoảng 10.000 ha tập trung ở các huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc…Năng suất cao từ 70 - 75 tạ/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 80 - 85 tạ/ha, chất lượng gạo ngon, hạt trong, cơm dẻo, được người tiêu dùng ưa chuộng. Gạo BC15 dễ tiêu thụ vì cơm mềm, tơi, trắng bóng, ăn có vị đậm rất ngon. Tuy nhiên, giống lúa BC15 có nhược điểm là nhiễm nặng đạo ôn trong vụ xuân (cấp 7-9).
Hải Dương: Tăng cường hỗ trợ các làng nghề giai đoạn 2018 - 2021

Hải Dương: Tăng cường hỗ trợ các làng nghề giai đoạn 2018 - 2021

Trong thời gian qua do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động của các làng nghề trong tỉnh đã gặp không ít khó khăn, việc ứng dụng chuyển đổi số vào các làng nghề còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên các làng nghề trong tỉnh đã tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua việc quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Hội Nông dân tỉnh: Hỗ trợ, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân

Hội Nông dân tỉnh: Hỗ trợ, liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân

Năm 2021, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương đã có nhiều hoạt động thiết thực trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biễn phức tạp như: hỗ trợ, giúp nhau sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ nông sản; vận động, ủng hộ tiền, nhu yếu phẩm cho công tác phòng chống dịch Covid-19; xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn, sản phẩm có bao bì, tem truy xuất nguồn gốc... đã nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, tiêu thụ thuận lợi trong bối cảnh dịch Covid-19.
Mô hình chăn nuôi bò thịt quy mô nông hộ

Mô hình chăn nuôi bò thịt quy mô nông hộ

Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong tỉnh Hải Dương ngày càng cao, mỗi năm tiêu khoảng hơn 2.000 tấn. Năm 2020, sản lượng thịt bò tỉnh Hải Dương mới cung cấp ra thị trường được 1.817 tấn, số còn lại phải nhập từ tỉnh khác hoặc nước ngoài. Từ 2015 - 2016, trên địa bàn tỉnh đã xây dựngmô hình chăn nuôi bò lai hướng thịt chất lượng cao phù hợp với điều kiện tỉnh Hải Dương cả hai công thức lai giữa bò đực giống Brahman và Drought Master với bò cái Lai Sind trong các mô hình đều cho năng suất sinh sản tốt;năng suất và chất lượng thịt tốt.
Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ năm 2021 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2022

Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ năm 2021 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2022

Trong năm qua, khoa học và công nghệ tiếp tục bám sát thực tiễn phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnhtheo hướng thiết thực, hiệu quả.Các ứng dụng đã từng bước làmthay đổitập quán canh tác truyền thống sang phương thức sản xuất chuyên nghiệp, an toàn, bền vững và gắn với tiêu thụ sản phẩm. Các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, phát triển bền vững, có sự lồng ghép, tiếp cận với yêu cầu của cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ 4 và yêu cầu chuyển đổi số hiện nay.
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Ngạnh trong lồng và trong ao đất

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Ngạnh trong lồng và trong ao đất

Cá Ngạnh là loài cá da trơn, có thân trần, trơn láng, vây màu xám, vùng ngoại biên của vây đuôi màu đen, vùng ngoại biên của các vây khác trong suốt. Trong vòng đời, màu sắc cá có thể thay đổi từ màu bạc đến hơi xám tới màu đồng ở trên lưng, trắng ở dưới bụng. Ở Việt Nam cá Ngạnh có ở tất cả các hệ thống sông từ miền Bắc như sông Hồng, sông Mã, sông Lam...Cá Ngạnh có đặc trưng thịt trắng, thơm ngon, có dinh dưỡng cao, tỷ lệ thịt cá chiếm 69,92% khối lượng thân cá, hàm lượng protein trung bình đạt 17,36%, chất béo là 4,37%, hàm lượng axit béo không no 2,52%, khoáng chất 1,42%. Thành phần axit béo trong thịt cá Ngạnh có tổng số 11 axit béo, trong đó gồm 4 axit béo bão hòa và 7 axit béo không bão hòa. Do vậy, cá Ngạnh được đánh giá là một trong những loài cá nước ngọt ngon, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định.
Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Hợp tác xã có vai trò đặc biệt quan trọng, là cầu nối thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hướng tới nền nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hoá. Vì vậy, những năm gần đây, một số HTX trong huyện Tứ Kỳ đã và đang đẩy mạnh thực hiện phát triển mô hình chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm; tăng quy mô sản xuất hàng hóa, áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất.
Ứng dụng, chuyển giao và nhân rộng các tiến bộ khoa học công nghệ

Ứng dụng, chuyển giao và nhân rộng các tiến bộ khoa học công nghệ

Trong năm 2020, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với sản xuất hàng hoá tập trung, quy mô lớn, đảm bảo an toàn và theo chuỗi giá trị. Các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đều có sự tham gia của doanh nghiệp trong liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây