Doanh nghiệp là khu vực có mức đầu tư cho nghiên cứu và phát triển cao thứ hai, đạt 5.352 tỷ đồng (chiếm 40%) trong năm 2013, tăng mạnh so với múc 1.500 tỷ đồng (năm 2011).
Trường ĐH là khu vực cấp kinh phí cho nghiên cứu và phát triển thấp nhất (đạt 110 tỷ đồng, chiếm chưa đến 1%), đứng sau cả khu vực nước ngoài (200 tỷ đồng, chiếm 1%).
Tổng hợp số liệu điều tra cho thấy, năm 2013 có sự gia tăng đặc biệt cho nghiên cứu và phát triển từ 2 đơn vị kinh tế lớn nhà Tập đoàn Viettel (2.500 tỷ) và Tổng công ty dầu khí Việt Nam (2.000 tỷ).
Các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ chiếm phần lớn chi phí cho nghiên cứu và phát triển, với hơn 9.100 tỷ đồng; tương đương 68% tổng chi. Tiếp đó là khoa học nông nghiệp với 1.664 tỷ đồng, chiếm 13% tổng chi.
Thấp nhất là khoa học xã hội với 8% tổng chi và khoa học nhân văn với 1% tổng chi.
Như vậy có thể thấy nguồn cho cho nghiên cứu và phát triển từ doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể, gần bằng nguồn Ngân sách Nhà nước. Tuy vậy, tỷ lệ của nguồn chi từ doanh nghiệp trong tổng chi quốc gia cho nghiên cứu phát triển còn thấp so với nhiều nước.
Ở các nước phát triển, tỷ lệ nguồn chi từ doanh nghiệp thường chiếm 60% trở lên.
Điều này cho thấy cần có những chính sách thúc đẩy mạnh mẽ và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tăng cường chi cho nghiên cứu và phát triển.
Theo: http://vietq.vn/doanh-nghiep-vn-ngay-cang-tang-dau-tu-cho-khcn-d63237.html