Thu hồi và tiêu hủy vắc xin bại liệt uống tOPV

Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) mới ra công văn thông báo thu hồi, ngưng sử dụng trên toàn quốc từ tháng 5.2016 đối với vắc xin bại liệt tOPV.

Thu hồi và tiêu hủy vắc xin bại liệt uống tOPV

Theo báo Quân đội Nhân dân, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc-xin và sinh phẩm y tế (Polyvac) và Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc ngừng sử dụng, đồng thời thu hồi và tiêu hủy vắc-xin bại liệt uống tOPV (số đăng ký: QLSP-H02-0801-14) chứa 3 týp vi-rút bại liệt 1, 2 và 3.

Về vấn đề này, dự án Tiêm chủng mở rộng (Viện Vệ sinh Dịch tễ T.Ư) cho biết, tại Việt Nam, vắc xin tOPV đã được triển khai từ năm 1985 cho trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi. Nhờ uống vắc xin tOPV đạt tỷ lệ cao trên toàn quốc trong tiêm chủng thường xuyên và trong các chiến dịch cho trẻ dưới 5 tuổi mà Việt Nam đã chính thức thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000.

Tuy nhiên, theo báo Thanh niên vắc xin tOPV là vắc xin sống (vắc xin chứa các thành phần vi rút bại liệt được làm suy yếu) nên có tỷ lệ rất nhỏ nguy cơ vi rút biến đổi, nhân lên trong đường ruột, đào thải qua phân ra môi trường và có khả năng gây bệnh ở cộng đồng. Mặc dù tỷ lệ này là rất hiếm nhưng trên thế giới cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh bại liệt do vi rút có nguồn gốc vắc xin và thường gặp nhất là vi rút týp 2.

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, hai vắc-xin thay thế sẽ tăng tính an toàn, hiệu quả hơn cho phòng bệnh bại liệt. Dù về tác dụng phòng bệnh, cả vắc-xin bại liệt bất hoạt đường tiêm với vắc-xin bại liệt đường uống giảm độc lực đều tương đương.

Hướng tới một thế giới không còn bệnh bại liệt, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đặt mục tiêu Thanh toán bệnh bại liệt trên toàn cầu vào năm 2020. Tháng 9.2015, WHO đã công bố thanh toán vi rút bại liệt hoang dại týp 2 trên toàn cầu.

Để thực hiện mục tiêu quan trọng này, WHO yêu cầu các quốc gia cần thay thế vắc xin bại liệt 3 týp (tOPV) bằng sử dụng vắc xin bại liệt uống 2 týp bOPV (chứa vi rút bại liệt 1 và 3) để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ bệnh bại liệt do vi rút týp 2 dù ở mức rất nhỏ. Không chỉ có Việt Nam, hiện nay đã có hơn 150 nước trên thế giới hoàn thành việc chuyển đổi này. Đây được đánh giá là một trong những chiến dịch có quy mô lớn nhất, triển khai đồng loạt tại nhiều quốc gia.

Theo vietq.vn

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập209
  • Hôm nay50,592
  • Tháng hiện tại1,241,191
  • Tổng lượt truy cập3,946,395
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây