Khai mạc Hội nghị quốc tế về khoa học vật liệu tiên tiến và công nghệ nano

    Ngày 03/11/2014 tại TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Ninh và Viện Khoa học Vật liệu quốc gia Nhật Bản tổ chức khai mạc Hội nghị quốc tế về khoa học vật liệu tiên tiến và công nghệ nano năm 2014 (IWAMSN 2014).
Khai mạc Hội nghị quốc tế về khoa học vật liệu tiên tiến và công nghệ nano
Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Dương Ngọc Hải, Phó chủ UBND tỉnh Quảng Ninh Lê Quang Tùng, Phó chủ tịch Viện Khoa học Vật liệu quốc gia Nhật Bản ngài Muronachi, Giáo sư Viện sỹ Nguyễn Văn Hiệu, gần 200 nhà khoa học đến từ 20 quốc gia trên thế giới, hơn 300 nhà khoa học Việt Nam và đại diện các cơ quan ban ngành có liên quan.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh cho biết, Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã và đang dành sự quan tâm to lớn cho phát triển KH&CN. Bộ KH&CN luôn nỗ lực đồng hành cùng các nhà khoa học trong và ngoài nước. Công nghệ nano là một công nghệ tiên tiến hiện nay và đang được ứng dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế. Sự kiện IWAMSN đã dần trở thành một sự kiện quan trọng và được trông chờ trong cộng đồng nghiên cứu khoa học Việt Nam.
Đặc biệt, IWAMSN 2014 với nhiều nội dung chủ đề mới sẽ tạo cơ hội tốt cho các đại biểu có dịp trao đổi, chia sẻ các thành tựu nghiên cứu cũng như xây dựng các dự án nghiên cứu chung nhằm góp phần đẩy mạnh khả năng ứng dụng các tiến bộ trong nghiên cứu vật liệu tiên tiến vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
“Hy vọng, thương hiệu Nano – Hạ Long sẽ trở thành một cái tên quen thuộc trong cộng đồng các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam nói chung cũng như trong lĩnh vực vật liệu tiên tiến công nghệ nano nói riêng”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Lê Quang Tùng cho biết, thời gian qua, đối với lĩnh vực KH&CN, tỉnh đã xác định KH&CN là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đây là nhân tố chủ yếu để thúc đẩy phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng an ninh và bảo vệ môi trường, góp phần đưa Quảng Ninh trở thành một tỉnh công nghiệp dịch vụ.Bên cạnh đó, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển KH&CN của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020; Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đã ban hành Nghị quyết và UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó xác định hàng năm, tỉnh dành 4 - 5 % chi ngân sách thường xuyên cho KH&CN và năm 2015 phấn đấu đạt 2% GDP.
Mục tiêu phấn đấu của tỉnh là đưa KH&CN trở thành nền tảng và động lực then chốt trong tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, góp phần đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh đạt 12 - 13 % trong giai đoạn 2011 - 2020; xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh tiên tiến trong vùng Đồng bằng sông Hồng và KH&CN vào năm 2020.
Qua IWAMSN 2014, tỉnh Quảng Ninh sẽ ưu tiên tập trung ứng dụng công nghệ nano vào một số lĩnh vực như: y tế, nông nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản, bảo vệ môi trường và sản xuất năng lượng tái tạo.
Cũng trong khuôn khổ IWAMSN 2014, một loạt các sự kiện chuyên đề sẽ diễn ra bao gồm: vật liệu và linh kiện có cấu trúc nano; vật liệu điện tử và quang tử; công nghệ nano trong khoa học sự sống và công nghệ môi trường; vật liệu Polyme và vật liệu dẻo; lý thuyết tính toán trong khoa học vật liệu; hội thảo Việt Nam – Hàn Quốc về quang lượng tử và công nghệ nano,…
Được biết, IWAMSN 2014 lần thứ 7 diễn ra từ ngày 03 - 06/11/2014 và đây là lần thứ hai IWAMSN được tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập174
  • Hôm nay48,406
  • Tháng hiện tại1,239,005
  • Tổng lượt truy cập3,944,209
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây