Kỹ thuật trồng cây quýt đường năng suất cao, quả thơm ngon

Kỹ thuật trồng cây quýt đường làm sao cho quả sai, thơm ngon cần phải thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật nếu không sẽ khó có thể thu được lợi nhuận.

Kỹ thuật trồng cây quýt đường năng suất cao, quả thơm ngon

Từ lâu quýt đường trở thành loại quả được nhiều người yêu thích bởi giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Quýt đường lại là cây có kỹ thuật trồng tương đối dễ dàng. Tuy nhiên để cho năng suất cao thì không phải ai cũng có thể làm được.

Điều kiện thích hợp trồng cây quýt đường

Quýt đường là cây dễ tính có thể thích nghi rộng với nhiều loại khí hậu khác nhau từ vùng núi, đồng bằng, từ khí hậu lạnh cho tới khí hậu nóng khắc nghiệt cây đều có khả năng phát triển tốt nếu biết cách chăm sóc.

Thời vụ trồng cây quýt đường

Thời điểm trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa cuối mùa khô, giúp tận dụng được những cơn mưa đầu mùa mang đến nhiều dinh dưỡng cho cây.

Đất trồng cây quýt đường

Đất trồng cho cây quýt đường không cần phải lựa chọn kỹ bởi đây là giống cây dễ thích nghi. Tuy nhiên để đảm bảo tốt nhất thì nên lựa chọn phần đất thịt pha, tơi xốp, thoát nước tốt và quan trọng là phải giàu dinh dưỡng.

Kỹ thuật trồng quýt đường

Trồng cây quýt đường có thể theo nhiều cách là giâm, chiết cành, trồng bầu cây đều được. Vì là cây lâu năm nên lựa chọn giống cho phù hợp sau đó làm đất, bổ hố trước khi trồng khoảng nửa tháng. Việc bổ hố trước rất quan trọng có thể cho phân hoai mục, phân hữu cơ vào giúp hố có đủ dinh dưỡng nuôi cây. Về mật độ trồng thì tùy theo người trồng bố trí. Nếu trồng nhiều nên để khoảng cách giữa các cây khoảng vài mét tạo sự thông thoáng cho cành nhánh phát triển. Lưu ý cần phải trồng so le nhau.

Sau khi đã chuẩn bị hố trồng xong cần đưa bầu cây vào thật nhẹ nhàng tránh bị tổn thương cho rễ cây. Sau đó cần lấp lớp đất vào và nhấn nhẹ gốc cho cây đứng vững.

Chăm sóc cây quýt đường

Trồng cây quýt đường cần lưu ý khi chăm sóc nhất là ở thời gian đầu mới trồng. Vì vậy người trồng cần biết rằng, sau khi trồng nên tưới nước ngay vì cây vốn ưa ẩm. Không nên để đất quá khô rồi mới tưới sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Lưu ý nếu trồng vào mùa khô, khoảng 3-5 ngày tưới nước 1 lần. Kết hợp với phủ rơm, lá khô để giữ ẩm. Nếu trồng ở khu vực trống trải, nhiều gió, cần cắm cọc cố định giúp cây đứng vững.

Việc bón phân cũng phải theo định kỳ, tuy nhiên mỗi lần bón không nên quá nhiều chỉ đủ vì cây dễ ngộ độc. Đặc biệt là giai đoạn cây ra chồi non và giai đoạn nuôi quả. Lượng phân bón tùy theo thể trạng và độ màu mỡ của khu đất trồng quýt đường. Ngoài ra cũng cần cân đối giữa phân hóa học, phân hữu cơ và phân bón lá.

Cắt tỉa cành tạo tán cho quýt đường

Cắt tỉa cho cây quýt đường khá quan trọng giúp cây phát triển nhanh vì thế khi cây bắt đầu ra đọt non cần tiến hành hãm ngọn chỉ cần giữ lại 7-10 chồi khỏe mạnh, phân bổ đều các hướng. Tùy theo thể trạng mật độ trồng mà giữ lượng cành phù hợp. Hàng năm sau vụ thu hoặc cắt bỏ các cành già cỗi, sâu bệnh, cành hết khả năng mang trái. Bảo đảm lượng cành dự trữ cho vụ mùa sau.

Phòng trừ sâu bệnh trên cây quýt đường

Trồng cây quýt đường vất vả nhất là phòng bệnh vì cây bị rất nhiều loại sâu khác nhau như vẽ bâu sâu nhớt, nhện trắng, sâu đục thân, ruồi vàng, sâu hại hoa… Để diệt trừ các loại sâu này nếu không thể tự tay bắt hết thì nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun cho triệt để. Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn và có cảnh báo tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra.

Thu hoạch và bảo quản quýt đường

Đối với cây quýt đường từ thời điểm ra hoa đậu quả cho đến khi thu hoạch khoảng 6-8 tháng. Quả thu hoạch xong cần phân loại và bảo quản trong thùng xốp, lót giấy báo hoặc rơm để tránh trầy xước, bầm dập. Thu hoạch xong nên vận chuyển ngay đến điểm tiêu thụ, không trữ quả quá 15 ngày sẽ làm giảm giá trị thương phẩm.

Theo vietq.vn

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây