Nghiên cứu cải tạo và xây dựng vùng sản xuất Na theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và hiệu quả Na Chí Linh

Trong những năm vừa qua, sản xuất cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đã có truyền thống và kinh nghiệm, cơ cấu các loại cây ăn quả của tỉnh có sự chuyển dịch rõ nét, tăng diện tích cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm tiêu thụ thuận lợi, ổn định và giảm diện tích cây trồng có hiệu quả thấp, song việc sản xuất được sản phẩm an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP còn rất hạn chế do nhiều nguyên nhân.

Đối với trồng Na là một trong những loại quả thế mạnh của thị xã Chí Linh, sản xuất thành vùng hàng hóa tập trung cho nên việc cải tạo vườn na và sản xuất na theo VietGAP là một nhu cầu cấp thiết đối với bà con nông dân thị xã. Xác định việc cải tạo và sản xuất na an toàn sẽ mang lại nhiều lợi ích trực tiếp đối với các hộ dân trồng na nên việc triển khai dự án sẽ gặp nhiều thuận lợi, phù hợp với điều kiện trên địa bàn thị xã. UBND thị xã Chí Linh đã thực hiện dự án: "Nghiên cứu cải tạo và xây dựng vùng sản xuất na theo quy trình VietGAP nhằm phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và hiệu quả Na Chí Linh" vớidiện tích 30 ha tại xã Hoàng Tiến có 29 hộ, phường Bến Tắm có 13 hộ tham gia và 3 hộ trồng mới na dai, na bở và na Thái.

Ban chủ nhiệm dự án đã lựa chọn được 29 hộ tại xã Hoàng Tiến và 13 hộ tại phường Bến Tắm tham gia dự án (sản xuất na theo quy trình VietGAP) và 03 hộ tham gia trồng mới (02 hộ tại Bến Tắm và 01 hộ tại Hoàng Tiến). BCN Dự án đã lựa chọn Xí nghiệp giống cây ăn quả, cây dược liệu Cầu Xe- Tứ kỳ - Hải Dương đơn vị chuyển giao kỹ thuật ghép na. Xí nghiệp đã ghép thí điểm tại Xí nghiệp trước khi ghép tại các hộ dân tham gia dự án.

BCN và Xí nghiệp Giống cây ăn quả, cây dược liệu Cầu Xe(Tứ kỳ) đã hướng dẫn các hộ triển khai mô hình ghép chăm sóc na sau khi ghép và tiếp tục theo dõi tỷ lệ sống của các mắt ghép. Tuy nhiên, do thời điểm ghép vào đúng đợt thời tiết rét, mưa nhiều nên tỷ lệ mắt ghép còn sống rất thấp. Qua theo dõi, các mắt ghép còn tươi khoảng 1 tháng, sau đó có một số mắt nhú mầm (5-10%) còn lại đa số mắt ghép khô và hỏng. Hiện tại đối với các mắt ghép còn sống rất ít, phát triển chậm do các cành nhánh của cây cũ phát triển nhanh. Một số lá của mắt ghép khi phát triển gặp gió bắc bị táp lá và bị rụng. BCN dự án lựa chọn dịp đầu mùa xuân, thời tiết ấm áp, độ ẩm tương đối thuận tiện cho cây cối đâm chồi nảy lộc. Qua theo dõi cho thấy tỷ lệ các mắt ghép sống cao 15-20%. Các mầm ghép phát triển chậm hơn so với các mầm của cây cũ và hiện tại đã phát triển thành các cành nhỏ song cũng chưa nhánh ghép nào cho hoa và kết quả.Hiện tại đã được cấp mã số chứng nhận VietGap cho các hộ tham gia. Tháng 4-8/2018, Công ty TNHH Công nghệ NHONHO - Đơn vị đánh giá, giám sát chứng nhận đã tổ chức đánh giá lại và kết quả 42 hộ tham gia của 02 xã, phường đảm bảo, đạt yêu cầu duy trì giấy chứng nhận theo yêu cầu của quy trình VietGAP.

Tổng sản lượng trung bình đạt 8-10 tấn/ ha. 30ha tham gia dự án tổng sản lượng đạt 260 - 270 tấn. Giá bán đầu mùa trung bình 30 - 32.000 đồng/kg, chính vụ 25 - 28.000 đồng/kg. Qua khảo sát đánh giá, các hộ tham gia VietGap năng suất tăng từ 10 - 15%, giá bán cũng tăng từ 10-12%, Quả to, tròn, đều, màu sắc mẫu mã đẹp được các thương lái và người tiêu dùng đánh giá cao. Kênh tiêu thụ chủ yếu qua các thương lái, thị trường tiêu thụ chủ yếu tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng.... 

Bước đầu các hộ dân tiếp thu được quy trình kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong những tiếp theo thị xã sẽ triển khai nhân rộng mô hình. Việc cải tạo và xây dựng vùng sản xuất Na an toàn theo quy trình VietGAP đem lại: Tạo vùng sản xuất Na theo hướng an toàn, bền vững để quảng bá, khuyến cáo nông dân học tập áp dụng nhân ra diện rộng.Rút ra được những kinh nghiệm về khai thác lợi thế so sánh giữa sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn và sản xuất tự do.Tăng giá trị nông sản làm tăng thu nhập, nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất quả an toàn.Sản phẩm tiếp cận được với thị trường cao cấp, tạo mối liên kết cùng có lợi giữa doanh nghiệp, nông dân và người tiêu dùng. Thay đổi tập quán canh tác của các hộ trồng na trên địa bàn thị xã áp dụng các kỹ thuật sản xuất na theo tiêu chuẩn VietGAP. Làm cơ sở để nhân rộng các vùng na trên địa bàn thị xã theo mô hình sản xuất na VietGAP. Đối với các mô hình trồng mới: Hiện nay các mô hình trồng na dai, na bở và na Thái Lan sinh trưởng và phát triển, BCN, 2 xã, phường và các hộ tham gia trực tiếp sẽ tiếp tục theo dõi. Việc ghép các mắt na: Qua ghép thử nghiệm cho thấy, tỷ lệ sống của các mắt ghép, các mắt ghép sinh trưởng và phát triển chậm hơn so với các chồi của cây được ghép. Đồng thời, na là loại cây ra quả từ thân và cành, nên việc cây ra quả từ các ghép mắt sẽ rất ít, hiệu quả sẽ không cao.

Sau thời gian thực hiện 1,5 năm dự án đã triển khai 30 ha na sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tại 42 hộ ở 02 xã, phường:Hoàng Tiến (29 hộ) và Bến Tắm (13 hộ) và 03 hộ trồng mới na dai, na bở và na Thái.Đã triển khai ghép mắt na dai, na bở và na Thái vào vườn cải tạo từ các cây có năng suất, chất lượng tốt (Riêng mắt ghép na Thái BCN dự án và đơn vị chuyển giao quy trình kỹ thuật ghép phải đi mua tư nơi khác).Việc cải tạo và xây dựng vùng sản xuất Na an toàn theo quy trình VietGAP đem lại hiệu quả nhất định như: Tạo vùng sản xuất Na theo hướng an toàn, bền vững để quảng bá, khuyến cáo nông dân học tập áp dụng nhân ra diện rộng;  Tăng giá trị nông sản làm tăng thu nhập, nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất quả an toàn; Thay đổi tập quán canh tác của các hộ trồng na trên địa bàn thị xã áp dụng các kỹ thuật sản xuất na theo tiêu chuẩn VietGAP; Làm cơ sở để nhân rộng các vùng na trên địa bàn thị xã theo mô hình sản xuất na VietGAP, góp phần tạo vùng sản xuất hàng hóa an toàn, nâng cao nhận thức của người dân, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ tham gia./.

 

 

 

 

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây