Năm 2016, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ) tổ chức thực hiện nhân rộng mô hình sản xuất gia cầm trên nền đệm lót sinh học Balasa-No1 tại 3 xã Cẩm Hoàng, huyện Cẩm Giàng, xã Gia Lương, huyện Gia Lộc và xã Hoàng Tiến (TX.Chí Linh) với phương thức nuôi bằng hình thức bán chăn thả sử dụng đệm lót sinh học, với quy mô 30.000 con (10.000 con gà Đông Tảo lai; 20.000 con gà lai chọi). Sử dụng chế phẩm Balasa 90 kg; bột ngô 270 kg cùng phụ gia để làmđệm lót sinh học.
Kỹ thuật áp dụngtheo quy trình kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi. Tỷ lệ sống, khối lượng cơ thể, lượng thức ăn tiêu tốn/kg tăng trọng của từng giống gia cầm, thời gian thay chất độn chuồng và hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm sinh học Balasa-N01.
Xây dựng mô hình nuôi2.000 conthủy cầm (Giống ngan lai vịt)do Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên (Viện Chăn nuôi) cung cấp được nuôi trên nền đệm lót sinh học Balasa-No1 tại 2 xã Cổ Bì(huyện Bình Giang)vàxã Hùng Thắng(Thanh Miện) bằng phương thức bán chăn thả.
Áp dụng theo quy trình kỹ thuật được hoàn thiện theo nội dung thực hiện trong đề tài cấp tỉnh “Xây dựng mô hình con lai giữa ngan trống R71 với vịt mái M14 bằng công nghệ thụ tinh nhân tạo trên địa bàn tỉnh Hải Dương” do Trường Trung cấp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện năm 2014.Trung tâm đã chọn được 3 hộ có đủ điều kiệnnuôi tương đối tập trung, quy mô các hộ nuôi từ 350 - 1.000 con/hộ. Tuy số lượng không nhiều nhưng thời gian giao nhận giống kéo dài tới 40 ngày gồm 5 đợt.
Các hộchăn nuôi đều chuẩn bị quâyúm rất chu đáo, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, cókhu chăn thả phù hợp, trong quá trình úm bảo đảm tốt các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và thoángkhí. Ngan lai vịt là giống có sức đề kháng tốt, được phòng bệnh đúng quy định ngay từ khi xuất con giống, gặp thời tiết thuận lợi đàn ngan lai vịt khỏe mạnh, ít bệnh tật, sinh trưởng và phát triển tốt.
Các hộ tham gia mô hình đều có diện tích khu chăn thả rộng phù hợp với điều kiện nuôi bán chăn thả, đây là điều kiện thuận lợi cho việc vừa kiểm soát được đàn nuôi, nhưng vẫn cho vật nuôi có đủ không gian để vận động. Thức ăn sử dụng trong cả giai đoạn nuôi là thức ăn công nghiệp, các hộ đã chủ động lựa chọn nhà cung cấp thức ăn có uy tín, đảm bảo chất lượng. Thức ăn được sử dụng phù hợp với sự phát triển ở từng giai đoạn. Nhờ vậy, đàn ngan lai vịt được cung cấp đủ dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.
Khi ngan lai vịt qua giai đoạn 01 tuần tuổi, một số hộ đã tự thiết kế các máng ăn, máng uống tự động có khay chụp đặc chủng. Đây là một cải tiến trong chăn nuôi, giúp đàn nuôi luôn có thức ăn sạch, đủ dinh dưỡng, rất phù hợp với mô hình chăn nuôi với quy mô lớn, tạo điều kiện cho những cá thể nhỏ, yếu trong đàn không bị thiếu thức ăn.
Do các tham gia mô hình chăn nuôi đã chấp hành tốt việc thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật đồng thời các hộ đều có kinh nghiệm trong thực tế chăn nuôi gia cầm, nên tỷ lệ sống giai đoạn 01 tuần tuổi cao đạt từ 97- 98 %. Trong suốt quá trình nuôi tỷ lệ hao hụt không đáng kể.
Tỷ lệ nuôi sống trung bình của mô hình ngan lai vịt trong cả giai đoạn nuôi từ 1-8 tuần tuổi đạt 98,4%. Khối lượng tăng trọng qua các tuần tuổi phù hợp với đặc điểm giống. Khối lượng lúc 5 tuần là 1.795 gram/con, đến 8 tuần trọng lượng đạt bình quân 3.704 gram/con. Như vậy, ngan lai vịt sinh trưởng nhanh trong 2 tháng đầu. Từ tuần tuổi thứ 9 trở đi, tốc độ lớn chậm lại. Khối lượng lúc xuất bán khoảng 4 - 4,5 kg/con. (từ 10 tuần tuổi - trở đi). Tiêu tốn thức ăn từ 2,8 - 2,9 kg thức ăn/ kg tăng trọng. Đối với ngan lai vịt, trọng lượng trung bình khi xuất 3,7 kg/con, với giá bán 40.000 đồng/kg, lãi đạt trên 2 triệu đồng/100 con, đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Mô hình cũng mở ra một hướng đi chăn nuôi mới cho các hộ chăn nuôi ở tại địa phương khi đưa đưa con ngan lai vịt vào sản xuất theo mô hình hộ gia đình. Tuy nhiên, do yêu cầu kỹ thuật cao về việc sản xuất con giống, nên nhiều khi chưa đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi,vì vậy thị trường sản phẩm chưa có nhiều.
“Nhân rộng mô hình chăn nuôi gia cầm và thủy cầm sử dụng đệm lót sinh học Balasa trên địa bàn tỉnh Hải Dương”đã nâng cao nhận thức về việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật đồng bộ với sản xuất theo hướng an toàn, tập trung, thúc đẩy phát triển kinh tế mô hình trang trại. Tuy nhiên người chăn nuôi cần có kế hoạch, chủ động theo dõi diễn biến thị trường để chọn thời điểm nuôi và xuất cho phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Hải Ninh