Hải Dương: Tăng cường khắc phục ảnh hưởng do bão số 1

Do ảnh hưởng trực tiếp của bão số 1 từ ngày 27-28/7/2016 trên địa bàn tỉnh đã có gió mạnh cấp 7, cấp 8 giật cấp 9, cấp 10, kèm theo mưa lớn trên diện rộng. Lượng mưa trung bình toàn tỉnh đến 13 giờ ngày 28/7/2016 là 101.1 mm, một số địa phương có mưa lớn như Thanh Miện 153 mm, Ninh Giang 131mm, Bình Giang 121 mm, Gia Lộc 113 mm, Tứ Kỳ 110 mm. Mưa lớn, gió mạnh đã gây ngập úng 8.702 ha lúa mùa và gây ảnh hưởng 1.195 ha rau màu, 147 ha cây ăn quả.

Hải Dương: Tăng cường khắc phục ảnh hưởng do bão số 1

Trước diễn biến mưa bão, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo tích cực bơm tiêu thoát úng kịp thời. Đến trưa ngày 29/8/2016, cơ bản các diện tích ngập úng đã được tiêu thoát; chỉ còn một số diện tích trũng, gieo cấy muộn 1.000 ha tại Bình Giang, Tứ Kỳ vẫn còn ngập từ ½ đến phấp phơ cây.

Để khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão số 1 gây ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tiếp tục khoanh vùng những diện tích còn ngập nặng, huy động mọi phương tiện để tiêu úng, nếu cần sử dụng các máy bơm dầu để thoát nước nhanh cứu lúa. Tuyệt đối không để cây lúa bị ngập lâu, nếu gặp nắng nóng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của cây lúa, thậm chí gây thối và chết lúa.

Ngay sau khi mưa kết thúc, yêu cầu nông dân kiểm tra cụ thể từng khu ruộng, giống lúa để có biện pháp khắc phục thiệt hại, khôi phục sản xuất kịp thời: Với những diện tích bị ảnh hưởng nặng do ngập sâu, thời gian kéo dài, khả năng bị chết hoặc hồi phụckém:Tốt nhất cấy lại ngay sau khi nước rút bằng mạ dự phòng hoặc san tỉa từ những chân ruộng mới cấy, lúa gieo vãi không bị ảnh hưởng do ngập úng. Nếu không san tỉa dồn dặm được thì cần khẩn trương ngâm ủ các giống ngắn ngày như P6 đột biến, Nếp 352, HN 6, KD18 gieo mạ sân và cấy kết thúc trước 10/8/2016. Với những diện tích bị ảnh hưởng nhẹ không phải gieo cấy lại: Nhanh chóng vệ sinh đồng ruộng, vớt sạch rong rêu, cỏ dại, dặm tỉa đảm bảo mật độ, bổ sung thêm phân qua lá (siêu lân, kali, vi lượng,…) và phân dễ tiêu (phân chuồng hoai mục, phân vi sinh,…) để lúa hồi phục, sinh trưởng phát triển thuận lợi. Đối với diện tích chưa bón thúc lần 1 (lúa mùa muộn, mùa trung vừa cấy xong và diện tích khắc phục do ảnh hưởng của ngập úng): Nhanh chóng bón thúc ngay sau khi lúa phục hồi, bén rễ hồi xanh để lúa sinh trưởng phát triển nhanh, đẻ nhánh đảm bảo số dảnh hữu hiệu.Đối với diện tích lúa trà mùa sớm cần tháo nước để 7-10 ngày để se mặt ruộng sau khi lúa đã đẻ kín hàng và đảm bảo số dảnh hữu hiệu, sau đó đưa nước trở lại vàtiến hành bón thúc đón đòng kịp thời đủ lượng để lúa phân hóa đòng tốt.

- Đối với diện tích cây rau màu có khả năng phục hồi: Khơi thông rãnh thoát nước trong ruộng, xới xáo phá váng để bộ rễ hồi phục nhanh, ra rễ mới; vệ sinh đồng ruộng, thu gom, cắt tỉa cành, lá dập, gẫy; tỉa cây, trồng dặm để đảm bảo mật độ. Ngay sau khi cây hồi phục tiến hành chăm sóc kịp thời bằng các loại phân qua lá như K-Humate, NH, các chế phẩm phân bón trung, vi lượng… để cây nhanh phục hồi, phát triển bộ rễ và tái sinh rễ mới. Đối với với diện tích cây rau màu bị ảnh hưởng nặng, không có khả năng phục hồi: Tiến hành vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất, tranh thủ gieo trồng rau ngắn ngày (rau cải, muống,..) hoặc ngâm ngả diệt mầm mống sâu bệnh để chuẩn bị đất cho trồng cây vụ đông sớm.

Đối với cây ăn quả và hoa cây cảnh:  Tập trung tiêu nước các diện tích bị ngập úng, dựng lại cây bị nghiêng, bị đổ có khả năng phục hồi. Cắt bỏ những cây, cành gẫy, cành bị tổn thương nặng do gió bão. Xới phá váng khi đất đã xe mặt, giúp đất được thông thoáng. Ưu tiên sử dụng phân bón lá, phân lân, phân hữu cơ vi sinh, các chế phẩm kích thích ra rễ để cây hồi phục, sinh trưởng phát triển. Người dân làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng sau mưa úng. Chú ý phòng trừ sâu cuốn lá, bệnh bạc lá trên lúa mùa sớm, mùa trung và ốc biêu vàng trên lúa mùa muộn, các bệnh hại trên rau và cây ăn quả.

Hải Ninh

 

 

 

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây