Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tăng cường chỉ đạo ứng phó với bão số 03

Theo thông báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh: Bão số 3 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Hải Dương. Từ đêm nay (18/8),  gió sẽ mạnh dần lên cấp 4 - cấp 5, từ sáng và trưa mai (19/8) tăng lên cấp 6 - cấp 7, vùng gần tâm bão có gió mạnh cấp 8 - cấp 9,  giật cấp 10 - cấp 11 kèm theomưa, mưavừa, mưa to, có nơi mưa rất to, mưa có thể kéo dài đến ngày 20/8, lượng mưa cả đợt phổ biếntừ 150 -200mm, có nơi lớn hơn. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. Đỉnh lũ hạ lưu sông Thái Bình có khả năng lên trên mức báo động 1.

 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tăng cường chỉ đạo ứng phó với bão số 03

Để chủ động phòng, tránh, ứng phó kịp thời hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão số 3 gây ra và khôi phục sản xuất sau mưa bão, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônchỉ đạocác địa phương: khẩn trương tháo kiệt nước đệm trên hệ thống sông trục, kênh mương nội đồng và trên ruộng. Khơi thông dòng chảy trên các kênh tiêu, các cống đầu khâu; tôn cao bờ vùng, bờ thửa, bờ kênh tiêu ở vùng có nguy cơ bị ngập nặng. Kiểm tra, chuẩn bị sẵn sàng mọi phương tiện máy bơm điện, bơm dầu để đảm bảo chủ động tiêu úng nhanh nhất và kịp thời. Khoanh vùng ưu tiên bơm tiêu nhanh cho những diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả, diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập nặng.

Đối với trồng trọt:

+ Với vùng trồng rau màu:Hướng dẫn nông dân vét sâu rãnh luống, đào sâu các đầu luống để thoát nước nhanh, kịp thời và che phủ nilon, chằng chống mái che cho rau màu vụ hè thu, vụ đông cực sớm, đặc biệt là diện tích cây giống vụ đông. Chuẩn bị hạt giống để sẵn sàng gieo trồng cây vụ đông sớm sau khi hết mưa bão.Sau khi mưa bão tan, chăm sóc kịp thời cho rau màu bị ảnh hưởng (xới xáo, phá váng, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, bón phân tăng cường phát triển rễ,...).

+ Đối với cây ăn quả, hoa cây cảnh: Chỉ đạo, khuyến cáo nông dân thu hoạch nhanh gọn diện tích đã đến kỳ thu hoạch; cắt bớt cành, lá, chằng chống để hạn chế đổ gãy; đào sâu khơi thông dòng chảy quanh vườn để tiêu thoát nước nhanh, kịp thời. Đặc biệt chú ý cho diện tích ổi, chuối, na, nhãn, cam bưởi tại các vùng sản xuất tập trung. Sau khi mưa bão tan, dọn vườn, sử dụng phân bón lá, phân lân, phân hữu cơ vi sinh, các chế phẩm kích thích ra rễ để cây hồi phục; hạn chế bón phân đa lượng (đạm, lân, kali) khi cây chưa phục hồi.

+Đối với lúa mùa:Ưu tiên bơm tiêu úng kịp thời cho diện tích lúa mùa muộn tại Kinh Môn, Kim Thành và lúa cấy chân trũng tại các huyện bị ảnh hưởng của các đợt mưa trước.  Sau mưa bão: Diện tích bị ảnh hưởng do bão, sau khi tiêu úng, hướng dẫn nông dân vệ sinh đồng ruộng, vớt sạch rong rêu, cỏ dại, phun thêm các chất hỗ trợ sinh trưởng, phân qua lá để lúa nhanh phục hồi;phòng trừ kịp thời, hiệu quả các bệnh hay phát sinh gây hại sau mưa bão như bạc lá, đốm sọc vi khuẩn và các đối tượng sâu cuốn lá nhỏ, khô vằn, rầy nâu. Bón đón đòng cho lúa kịp thời đủ lượng khi lúa đứng cái, làm đòng.

- Đối với thuỷ sản:

+ Với ao nuôi nội đồng:Hướng dẫn nông dân chuẩn bị lưới để đăng chắn ngăn cá thoát ra ngoài. Nâng cao bờ vùng, nhất là vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, các ao nuôi ngoài sông. Kiểm tra, khắc phục bờ ao rò rỉ, hang chuột, những vị trí bờ ao yếu, có khả năng bị tràn. Bám sát dự báo diễn biến cơn bão số 3, tổ chức thu cá, chuyển cá đối với những ao hồ ngoài đê khi cần thiết.

+ Với cá nuôi lồng: Tuyên truyền, hướng dẫn đến từng hộ nuôi cá lồng không lơ là chủ quan, kiểm tra ngay toàn bộ hệ thống lồng nuôi cá. Tăng cường dây neo giữ, cố định các lồng nuôi, bổ sung phao nổi, có lưới bảo vệ lồng, chuẩn bị phao cứu sinh cho lao động làm việc trên lồng; thu gom dụng cụ, vật tư trên lồng để hạn chế cản gió; chủ động cắt điện và củng cố hệ thống đèn chiếu sáng khi có bão đến. Chủ động phương án có lũ lớn và nước sông dâng cao để đảm bảo an toàn về người, tài sản.

Đối với chăn nuôi: Các chủ hộ nuôi thực hiện gia cố, che chắn, vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại; chuẩn bị đủ thức ăn, nước uống và thuốc thú y cho đàn gia súc, gia cầm; không thả rông các loại gia súc, gia cầm trong những ngày xảy ra mưa bão. Những nơi có nguy cơ sạt lở đất, lũ, lụt kéo dài cần chủ động phương án di dời đàn vật nuôi đến những nơi an toàn (chuẩn bị lán trại) hoặc giảm đàn vật nuôi tại những nơi có nguy cơ trước khi lụt bão xảy ra.  Sau khi hết mưa bão, dọn rửa chuồng trại chăn nuôi, phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trên đàn lợn và gia cầm; chăm sóc tốt cho đàn gia súc, gia cầm để phục hồi thể trạng.

Mưa bão số 3 còn diễn biến phức tạp. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương thực hiện các công việc trên để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bãogây ra và khôi phục sản xuất sau bão. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến của bão để chủ động ứng phó và báo cáo nhanh, kịp thời về Sở các sự cố để kịp thời xử lý.

Hải Ninh


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây