Khu vực đầm hồ An Lạc nằm trong quần thể di tích lịch sử, văn hoá Đền Cao linh thiêng. Trong xã An Lạc, huyện Chí Linh hiện có 99 quả núi đất, trong đó có núi Thiên Bồng cao khoảng 50m nằm giữa đồi lim cổ thụ, trên đỉnh có Đền Cao thờ 5 anh em họ Vương có công lớn giúp Vua Lê Đại Hành đánh giặc Tống và được vua phong là "Thượng Đẳng thần". Gần đây được sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Hải Dương xây dựng Đền thờ Vua Lê Đại Hành trên đỉnh đồi Thiên Bồng. Đây là cụm di tích lịch sử, văn hoá được xếp hạng quốc gia, hàng năm thu hút hàng vạn khách thập phương về dâng hương và chiếm bái những vị anh hùng đã có công bảo vệ và xây dựng đất nước.
Khu vực đầm hồ An Lạc bao gồm hồ An Bài (có diện tích 18 ha, sâu trung bình 3,5m, mùa mưa có thể sâu tới 7m) nằm giữa 5 quả núi; Sông Nguyệt Giang, rừng tre trên đồi Ba Vẽ (hay còn gọi là rừng tre Bà Thị). Trước đây quanh hồ An Bài có tre, trúc um tùm, trên các quả núi có nhiều gỗ quý như đinh, lim, sến, táu, gụ... dưới tán cây rừng có các cây bụi, cây leo chằng chịt, chim, cò, ếnh, nhái, cua, cá có rất nhiều, đặc biệt là cò, vạc đã về đây cư trú rất đông. Hiện nay cò, vạc và các loài chim khác ở đây giảm đi nhiều so với trước.
Để khôi phục, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái thực vật, động vật khu vực đầm hồ An Lạc gắn với khu di tích lịch sử Đền Cao, trong kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2008, 2009 UBND tỉnh Hải Dương đã giao cho UBND huyện Chí Linh thực hiện đề tài "Điều tra hệ sinh thái tự nhiên khu vực đầm hồ xã An Lạc huyện Chí Linh và xây dựng quy hoạch bảo vệ, phát triển hệ sinh thái, môi trường và di tích lịch sử phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Thực hiện năm 2008 và 2009. Mã số: NN.14.UBCL-08".
Năm 2008 Ban chủ nhiệm đề tài đã phối hợp với Khoa sinh học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội tiến hành điều tra quần thể động, thực vật khu vực đầm hồ An Lạc và được sự giúp đỡ, tư vấn của giáo sư Võ Quý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã đạt được kết quả chính như sau:
- Hệ thực vật trên cạn: đã xác định 504 loài thuộc 115 họ, 340 chi. Trong đó ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) gặp 10 họ, 10 chi, 15 loài; ngành Thông (Pinophyta) gặp 4 họ, 4 chi, 4 loài; ngành Hạt kín (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 101 họ, 326 chi, 485 loài. Xét về giá trị sử dụng đã xác định 289 loài dùng làm cây thuốc, 376 loài có giá trị kinh tế, 73 loài sử dụng làm rau ăn, 68 loài dùng làm cây cảnh, 8 loài cho tinh dầu.
- Hệ thực vật thủy sinh: có 37 loài thực vật thủy sinh nằm trong hai ngành thực vật là ngành Dương xỉ (Polipodiophyta) và ngành Thực vật hạt kín (Magnoliophyta).
- Các loài vi tảo: có 79 loài vi tảo thuộc 5 ngành Tảo là Tảo Silic (Bacillariophyta), Tảo lam (Cyanobacteria), Tảo lục (Chlorophyta), Tảo giáp (Pyrrophyta) và Tảo mắt (Euglenophyta). Mật độ số lượng thực vật nổi trung bình là 2653.6 Tb/l.
- Động vật nổi: có 38 loài động vật nổi thuộc các nhóm Chân mái chèo (Copepoda), Râu ngành (Cladocera), Trùng bánh xe (Rotatoria) và ấu trùng các nhóm khác như ấu trùng Giáp xác, ấu trùng Thân mềm và ấu trùng Côn trùng.
- Động vật đáy: có 28 loài động vật đáy thuộc 22 giống, 14 họ trong các nhóm Thân mềm chân bụng (Mollusca-Gastropoda), Thân mềm hai mảnh vỏ (Mollusca-Bivalvia), Giáp xác tôm và cua (Crustacea-Macrura, Brachyura). Trong số đó, có 1 loài (Sesarma dehaani - cáy lông) có nguồn gốc nước mặn, nước lợ, các loài còn lại đều là loài nước ngọt thuần túy.
- Có 48 loài cá thuộc 9 bộ, 22 họ, 45 giống. Có 2 loài cá quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là cá Mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa) bậc EN ở tình trạng nguy cấp và loài cá Măng (Elopichthys bambusa) ở tình trạng sắp nguy cấp. Về nguồn gốc có 7 loài cá có nguồn gốc nước mặn, 8 loài cá nhập nội, 13 loài cá nuôi.
- Có 10 loài lưỡng cư thuộc 1 bộ, 4 họ. Có 30 loài bò sát thuộc 1 bộ, 9 họ. Có 71 loài chim thuộc 12 bộ, 37 họ trong đó có 43 loài định cư, 8 loài vừa di cư, vừa định cư, 20 loài di cư. Có 15 loài thú thuộc 3 bộ, 8 họ.
Khu vực đầm hồ xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương có môi trường trong lành, chưa bị ô nhiễm. Kết quả điều tra bước đầu cho thấy hệ động, thực vật ở đây khá phong phú đa dạng đặc trưng cho hệ sinh thái đồi gò bán sơn địa với sự xen kẽ của nhiều sông, đầm, hồ, ao. Từ kết quả này đề tài đã đưa ra quy hoạch phát triển bền vững khu vực đầm hồ An Lạc thành khu du lịch sinh thái gắn với phát triển kinh tế, xã hội của xã An Lạc.
Trong năm 2009 UBND huyện Chí Linh cùng với các đơn vị tiếp tục điều tra bổ sung hệ động, thực vật khu vực đầm hồ xã An Lạc vào mùa mưa để xác định các thành phần loài, xây dựng bộ Atlat về động, thực vật khu vực đầm hồ xã An Lạc. Hoàn thiện quy hoạch phát triển bền vững khu vực đầm hồ An Lạc thành khu du lịch sinh thái gắn với phát triển kinh tế, xã hội của xã An Lạc. Đầu tư trồng mới và phục hồi hệ thực vật để phát triển kinh tế và bảo vệ các loài động, thực vật trên địa bàn xã An Lạc.
Ths. Trần Thị Loan
Để khôi phục, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái thực vật, động vật khu vực đầm hồ An Lạc gắn với khu di tích lịch sử Đền Cao, trong kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2008, 2009 UBND tỉnh Hải Dương đã giao cho UBND huyện Chí Linh thực hiện đề tài "Điều tra hệ sinh thái tự nhiên khu vực đầm hồ xã An Lạc huyện Chí Linh và xây dựng quy hoạch bảo vệ, phát triển hệ sinh thái, môi trường và di tích lịch sử phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Thực hiện năm 2008 và 2009. Mã số: NN.14.UBCL-08".
Năm 2008 Ban chủ nhiệm đề tài đã phối hợp với Khoa sinh học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội tiến hành điều tra quần thể động, thực vật khu vực đầm hồ An Lạc và được sự giúp đỡ, tư vấn của giáo sư Võ Quý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã đạt được kết quả chính như sau:
- Hệ thực vật trên cạn: đã xác định 504 loài thuộc 115 họ, 340 chi. Trong đó ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) gặp 10 họ, 10 chi, 15 loài; ngành Thông (Pinophyta) gặp 4 họ, 4 chi, 4 loài; ngành Hạt kín (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 101 họ, 326 chi, 485 loài. Xét về giá trị sử dụng đã xác định 289 loài dùng làm cây thuốc, 376 loài có giá trị kinh tế, 73 loài sử dụng làm rau ăn, 68 loài dùng làm cây cảnh, 8 loài cho tinh dầu.
- Hệ thực vật thủy sinh: có 37 loài thực vật thủy sinh nằm trong hai ngành thực vật là ngành Dương xỉ (Polipodiophyta) và ngành Thực vật hạt kín (Magnoliophyta).
- Các loài vi tảo: có 79 loài vi tảo thuộc 5 ngành Tảo là Tảo Silic (Bacillariophyta), Tảo lam (Cyanobacteria), Tảo lục (Chlorophyta), Tảo giáp (Pyrrophyta) và Tảo mắt (Euglenophyta). Mật độ số lượng thực vật nổi trung bình là 2653.6 Tb/l.
- Động vật nổi: có 38 loài động vật nổi thuộc các nhóm Chân mái chèo (Copepoda), Râu ngành (Cladocera), Trùng bánh xe (Rotatoria) và ấu trùng các nhóm khác như ấu trùng Giáp xác, ấu trùng Thân mềm và ấu trùng Côn trùng.
- Động vật đáy: có 28 loài động vật đáy thuộc 22 giống, 14 họ trong các nhóm Thân mềm chân bụng (Mollusca-Gastropoda), Thân mềm hai mảnh vỏ (Mollusca-Bivalvia), Giáp xác tôm và cua (Crustacea-Macrura, Brachyura). Trong số đó, có 1 loài (Sesarma dehaani - cáy lông) có nguồn gốc nước mặn, nước lợ, các loài còn lại đều là loài nước ngọt thuần túy.
- Có 48 loài cá thuộc 9 bộ, 22 họ, 45 giống. Có 2 loài cá quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là cá Mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa) bậc EN ở tình trạng nguy cấp và loài cá Măng (Elopichthys bambusa) ở tình trạng sắp nguy cấp. Về nguồn gốc có 7 loài cá có nguồn gốc nước mặn, 8 loài cá nhập nội, 13 loài cá nuôi.
- Có 10 loài lưỡng cư thuộc 1 bộ, 4 họ. Có 30 loài bò sát thuộc 1 bộ, 9 họ. Có 71 loài chim thuộc 12 bộ, 37 họ trong đó có 43 loài định cư, 8 loài vừa di cư, vừa định cư, 20 loài di cư. Có 15 loài thú thuộc 3 bộ, 8 họ.
Khu vực đầm hồ xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương có môi trường trong lành, chưa bị ô nhiễm. Kết quả điều tra bước đầu cho thấy hệ động, thực vật ở đây khá phong phú đa dạng đặc trưng cho hệ sinh thái đồi gò bán sơn địa với sự xen kẽ của nhiều sông, đầm, hồ, ao. Từ kết quả này đề tài đã đưa ra quy hoạch phát triển bền vững khu vực đầm hồ An Lạc thành khu du lịch sinh thái gắn với phát triển kinh tế, xã hội của xã An Lạc.
Trong năm 2009 UBND huyện Chí Linh cùng với các đơn vị tiếp tục điều tra bổ sung hệ động, thực vật khu vực đầm hồ xã An Lạc vào mùa mưa để xác định các thành phần loài, xây dựng bộ Atlat về động, thực vật khu vực đầm hồ xã An Lạc. Hoàn thiện quy hoạch phát triển bền vững khu vực đầm hồ An Lạc thành khu du lịch sinh thái gắn với phát triển kinh tế, xã hội của xã An Lạc. Đầu tư trồng mới và phục hồi hệ thực vật để phát triển kinh tế và bảo vệ các loài động, thực vật trên địa bàn xã An Lạc.
Ths. Trần Thị Loan