Tài nguyên du lịch tỉnh Hải Dương

Hải Dương là tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh, với những hang động kỳ thú như núi Côn Sơn, núi Phượng Hoàng, núi An Phụ, động Kính Chủ, ...; những làng quê trù phú, những điểm du lịch sinh thái có tiềm năng và hấp dẫn như sông Hương (huyện Thanh Hà), đảo Cò (huyện Thanh Miện), Rừng, hồ Bến Tắm (huyện Chí Linh) v.v... Tính đến nay Hải Dương có tổng số 1098 di tích lịch sử văn hoá có giá trị trong đó có 142 di tích được xếp hạng quốc gia, 52 di tích xếp hạng cấp tỉnh, có nhiều lễ hội truyền thống và những làn điệu chèo xứ Đông nổi tiếng, Hải Dương còn là vùng đất địa linh nhân kiệt gắn liền với tên tuổi của nhiều vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Khúc Thừa Dụ,...
Để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh Hải Dương, Sở Thương mại và Du lịch (nay là Sở Công thương) đã đề xuất và được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt thực hiện đề tài "Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác nguồn tài nguyên du lịch để phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương". Kết quả của Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp tỉnh đánh giá xếp loại khá.
Với mục tiêu nghiên cứu là: hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác nguồn tài nguyên du lịch để phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương, Đề tài đã triển khai thành công các nội dung: đánh giá hiện trạng Công tác quản lý, giao thông, môi trường, ... tài nguyên du lịch cña tỉnh Hải Dương, định hướng khai thác tài nguyên du lịch phát triển các loại hình du lịch phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn mới và đề xuất được cácgiải pháp quản lý, khai thác nguồn tài nguyên du lịch:
- Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh Hải Dương: đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát các dạng tài nguyên ở 12 huyện, thành phố trong tỉnh. Điều tra nhận dạng, lập danh mục các tài nguyên tại 151/263 xã, phường trong tỉnh với 456 phiếu cung cấp thông tin về di tích lịch sử văn hoá (87,7% số phiếu); làng nghề (7,9% số phiếu); tài nguyên tự nhiên có thể phát triển loại hình du lịch sinh thái (chiếm 3,7% số phiếu) và tài nguyên tự nhiên có thể phát triển loại hình du lịch thể thao (chiếm 0,7% số phiếu). Lựa chọn điều tra sâu 50 tài nguyên trong số 456 tài nguyên đã điều tra để đánh giá cụ thể những vấn đề về tài nguyên, quản lý tài nguyên, môi trường....
+ Về tài nguyên du lịch nhân văn (Các loại tài nguyên du lịch văn hoá tiêu biểu: Các di tích lịch sử văn hoá, Tài nguyên du lịch văn hoá phi vật thể và các công trình văn hoá khác): xác định trong hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Hải Dương có nhiều di tích tiêu biểu, đặc trưng về văn hoá tâm linh, kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan hấp dẫn du lịch văn hoá, sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu khoa học, giáo dục truyền thống tiêu biểu là các di tích gắn liền với các danh nhân tiêu biểu của đất nước, có giá trị giáo dục truyền thống cao: Chí Linh bát cổ, Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; Đền Bia, Đền Xưa, Chùa Giám; Văn miếu Mao Điền; Đình Cúc Bồ; Đền Quát, Đền Long Động và nhiều di tích cách mạng như: Đình Đầu (Hợp Tiến- huyện Nam Sách), Đền Từ Hạ (huyện Thanh Hà); Đình Phù Tài (huyện Thanh Miện)... Tài nguyên du lịch văn hoá phi vật thể gồm: lễ hội truyền thống, Văn nghệ diễn xướng dân gian, Ẩm thực; tài nguyên du lịch làng nghề, ...
+ Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng cho mục đích du lịch; tài nguyên du lịch địa hình, sinh vật, cảnh quan tự nhiên, hệ thống đường sông, công tác quản lý, hiện trạng giao thông, môi trường...
- Qua điều tra đánh giá đề tài đã đưa ra định hướng khai thác tài nguyên du lịch để phát triển các loại hình du lịch phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn mới: Việt Nam đã ra nhập tổ chức Thương mại Thế giới; đánh giá cụ thể kết quả đạt được so với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hải Dương đến năm 2020 do UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt tại Quyết định số 1433/2004/QĐ-UB ngày 16/4/2004 đã dự báo đến năm 2010 lượng khách lưu trú nội địa khoảng 350 nghìn lượt, khách quốc tế là 100 nghìn lượt; khách không lưu trú là 600 nghìn lượt; đến năm 2020 lượng khách lưu trú nội địa là 650 nghìn lượt, khách quốc tế là 250 nghìn lượt; khách không lưu trú là 700 nghìn lượt. Định hướng khai thác nguồn tài nguyên trên cơ sở định hướng chung của quy hoạch tổng thể du lịch Hải Dương đến năm 2020 cụ thể trên 3 lĩnh vực sau:
+ Khai thác nguồn tài nguyên du lịch văn hoá lịch sử.
+ Khai thác nguồn tài nguyên du lịch làng nghề.
+ Khai thác nguồn tài nguyên sinh thái, thể thao nghỉ dưỡng.
Trên cơ sở các định hướng đề tài đã xây dựng được các chương trình tour du lịch về văn hoá lịch sử, làng nghề, tài nguyên sinh thái và nghỉ dưỡng; đánh giá khó khăn thuận lợi để liên kết các điểm du lịch, xây dựng các tour du lịch tổng hợp nội tỉnh, liên tỉnh để có thể đưa các tour du lịch vào khai thác đạt hiệu quả.
- Giải pháp quản lý và khai thác nguồn tài nguyên du lịch: đánh giá kết quả đạt được và hạn chế khi thực hiện "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020" đề tài đã xây dựng được Dự thảo "Quy định về quản lý và khai thác tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương" để trình UBND tỉnh phê duyệt; đưa ra các giải pháp quản lý, khai thác để nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch, đảm bảo phát triển du lịch bền vững: đầu tư phát triển nhanh và đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch; tăng cường phối hợp liên ngành trong quản lý, khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường, phát triển du lịch bền vững; đào tạo nguồn nhân lực du lịch và nâng cao nhận thức cộng đồng; các biện pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch như đầu tư kinh phí bảo vệ, tông tạo; quy hoạch khoanh vùng khai thác tài nguyên, khoáng sản, môi trường; tổ chức quản lý và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, môi trường du lịch; tổ chức các hoạt động thu gom và xử lý chất thải từ hoạt động du lịch; xây dựng chiến lược tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch; thành lập các Ban quản lý tại các khu, điểm du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban quản lý và các doanh nghiệp Lữ hành.
Qua 1 năm nghiên cứu, đề tài đã tổng quan được những lý luận cơ bản liên quan đến tài nguyên du lịch, lý luận về phát triển bên vững...; đánh giá được lợi thế cần phát huy, khắc phục những hạn chế, yếu kém bằng nhiều giải pháp tích cực thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển, góp phần mở rộng giao lưu văn hoá, nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, góp phần thiết thực vào công cuộc xoḠđói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh. Ngoài ra đề tài còn xây dựng được 01 bộ sưu tập ảnh tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh; hệ thống bản đồ, sơ đồ về tài nguyên du lịch và các tour, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh; 01 bộ phim tư liệu về tài nguyên du lịch Hải Dương để giới thiệu, quảng bá cho khách du lịch trong và ngoài nước v.v...
Kết quả của Đề tài "Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác nguồn tài nguyên du lịch để phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương" góp phần cho mục tiêu phát triển du lịch bền vững tại địa phương, và có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, các đơn vị kinh doanh du lịch và cộng đồng dân c ư, vai trò, vị trí, lợi ích của phát triển du lịch trong nền kinh tế, trên cơ sở đó tăng cư ờng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục cộng đồng trong việc quản lý, giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên thiên nhiên, giá trị nhân văn, cảnh quan môi trường du lịch, quản lý và khai thác tài nguyên du lịch một cách bền vững./.
Vũ Ngọc Dương

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây