Hội nghị tổng kết đề tài “Xây dựng mô hình nuôi chim bồ câu pháp tại Hải Dương”

Nuôi chim bồ câu Pháp tại gia đình ông Nguyễn  Thị Tươi, xã Cẩm Đoài, huyện Cẩm Giàng. Ảnh: Hồng Hạnh Ngày 28 tháng 2 năm 2012, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương tổ chức Hội nghị tổng kết đề tài: "Xây dựng mô hình nuôi chim bồ câu Pháp tại Hải Dương" do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học là đơn vị chủ trì thực hiện, ông Nguyễn Cao Đam làm chủ nhiệm đề tài.
Hội nghị tổng kết đề tài “Xây dựng mô hình nuôi chim bồ câu pháp tại Hải Dương”
Năm 2011, Trung tâm Ứng dụng TBKH đã triển khai mô hình nuôi chim bồ câu pháp tại 02 hộ thuộc xã Cẩm Đoài và xã Cẩm Hoàng huyện Cẩm Giàng với số lượng 50 đôi. Đây là giống chuyên thịt có ký hiệu VN1 do Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương (Viên Chăn nuôi) chọn tạo từ một dòng  bồ câu pháp được nhập nội vào Viêt Nam năm 1998. Sau 01 năm Trung tâm Ứng dụng TBKH thực hiện đề tài tại 2 hộ nuôi cho thấy chim bồ câu  pháp có năng suất thịt cao, trọng lượng trung bình đạt 600g/con cao hơn chim địa phương 190-200 gam (chim địa phương có trọng lượng 300-400g/con) thịt thơm, chắc có tỷ lệ thịt đùi, ngực cao, thị trường ưa chuộng. Chu kỳ sinh sản ngắn, số lứa trong năm đạt 8-9 lứa và chim 28 ngày tuổi có thể đạt 530-580 gam/con, trong khi đó các giống chim địa phương chỉ đạt 6-7 lứa/năm. Chim câu pháp dễ tính, khả năng kháng bệnh khá, phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả theo quy mô khác nhau, với mức đầu tư khác nhau.
Tại hội nghị tổng kết, ông Nguyễn Văn Lý, xã Cẩm Đoài huyện Cẩm Giàng là hộ nuôi 25 đôi chim của đề tài cho biết: Trước đây, gia đình ông nuôi chim bồ câu nhưng không rõ nguồn gốc, khi triển khai đề tài, chim bồ câu Pháp sớm thích ứng với môi trường tại địa phương nên cho thời gian sinh trưởng ngắn, cho ăn tốt, chim bồ câu có thể đẻ đều từ 30-35 ngày/lứa, so sánh với giống chim địa phương, ông Lý cho biết: chim bồ câu pháp có trọng lượng cao, chống chịu sâu bệnh khá, thời gian sinh sản ngắn, nhiều hộ gia đình trong xã, huyện đã đến đặt mua giống chim bồ câu pháp tại gia đình ông.
Kết thúc hội nghị, Tiến sĩ Hà Bạch Đằng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ kết luận: đây là đề tài có ý nghĩa thực tiễn để bà con nông dân các địa phương trong tỉnh áp dụng, mô hình nuôi chim bồ câu thích nghi với điều kiện tỉnh Hải Dương, là giống có triển vọng cần được nhân rộng trong thời gian tới. Tuy nhiên, BCN đề tài cần hạch toán kinh tế trong vi
ệc nuôi  chim bồ câu bố mẹ và nuôi thương phẩm để khuyến cáo người dân nuôi giống chim bồ câu pháp  tại Hải Dương...
Nguyễn Thị Thuận



Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây