Sản xuất thử lúa lai Bio 404 tại Lê Hồng-Thanh Miện. Ảnh: Hòa Thuận Hải Dương là một trong những tỉnh đưa lúa lai vào sản xuất thương phẩm và nghiên cứ sản xuất hạt giống lai F1. Năm 2010, diện tích gieo cấy vụ xuân đạt trên 15.000 ha, chiếm 23,7% diện tích lúa gieo cấy. Tuy nhiên, sang năm 2011, khi cơ chế trợ giá giống thay đổi, diện tích gieo cấy lúa lai vụ xuân chỉ còn gần 5.000 ha, chiếm 7,5% diện tích lúa gieo cấy. Trong đó, các giống lúa lai ngắn ngày, chất lượng cao chiếm tỉ lệ rất thấp. Để từng bước góp phần tuyên truyền duy trì, mở rộng diện tích lúa lai, nhất là các giống ngắn ngày, chất lượng cao, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học đã thực hiện đề tài "Xây dựng mô hình sản xuất trình diễn giống lúa lai Thụy Hương 308 và sản xuất thử 2 giống lúa lai Bio 404 và Hương ưu 98 ở một số vùng trên địa bàn tỉnh Hải Dương".
Đề tài được thực hiện năm 2011, do KS. Nguyễn Cao Đam, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học làm chủ nhiệm.
Lúa lai Thụy Hương 308 – ưu thế ở vụ mùa
Giống Thụy Hương 308 của Công ty Giống cây trồng Trung ương đã được Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn đặc cách công nhận tạm thời năm 2008 và đã qua 3 vụ sản xuất thử thành công ở một số địa phương, có thời gian sinh trưởng ngắn, đẻ nhánh khỏe, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao.Thụy hương 308 là giống lúa lai chất lượng: hạt gạo dài, trong bóng, không bạc bụng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay.
Mô hình sản xuất trình diễn lúa lai Thụy Hương 308 được thực hiện trên quy mô 10 ha ở vụ xuân và 10 ha ở vụ mùa ở xã An Đức (Ninh Giang) và xã Lê Hồng (Thanh Miện), sử dụng giống lúa Syn 6 làm đối chứng. Kết quả theo dõi mô hình cho thấy: thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, mức độ đẻ nhánh của Thụy Hương 308 tương đương với giống Syn 6. Về năng suất, Thụy Hương 308 đạt năng suất 88-89 tạ/ha ở vụ xuân (tương đương với Syn 6) và 74-78 tạ/ha ở vụ mùa (cao hơn Syn 6 từ 5-7 tạ/ha). Chất lượng gạo Thụy Hương 308 tương đương với Syn 6.
Bio 404 – giống lúa lai năng suất cao
Đề tài cũng tiến hành xây dựng mô hình sản xuất thử giống lúa lai Bio 404 và Hương ưu 98 trên quy mô 7ha tại An Đức (Ninh Giang) và Lê Hồng (Thanh Miện). Giống Bio 404 là giống lúa lai do tập đoàn Bioseed nghiên cứu, lai tạo và sản xuất tại Ấn Độ, dạng cây gọn, cứng cây, đẻ nhánh khỏe, trỗ tập trung, chống đổ tốt, số hạt/bông, số bông/khóm cao, hạt gạo thon dài, chất lượng gạo ngon, cơm mèm, có vị đậm mùi thơm nhẹ, khả năng chống chịu tốt với bệnh bạc lá ở vụ mùa. Giống lúa Hương ưu 98 là giống lúa lai 3 dòng do công ty TNHH giống cây trồng Tây khoa chọn tạo, Công ty TNHH Thương Mại Á Thái nhập nội sản xuất 02 vụ sinh trưởng phát triển ổn định, là giống ngắn ngày, cây cao trung bình, bông to nhiều hạt, đẻ khỏe, cây cứng trung bình, năng suất cao từ 7,5-8,0 tấn/ha, gạo thơm, cơm dẻo.
Kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển của hai giống lúa mới cho thấy: giống Bio 404 có khả năng chống rét tốt, khả năng nhiễm bạc lá thấp hơn Syn 6 nhưng khả năng chống đổ thấp hơn giống Syn 6. Giống Hương ưu 98 có khả năng chống rét kém hơn, 80% mạ gieo vụ xuân bị chết. Một số chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng phát triển như thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh các giống tương đương nhau, tương đương với giống đối chứng. Về năng suất: giống Bio 404 có năng suất trung bình đạt 92,75 tạ/ha ở vụ xuân và 79 tạ/ha ở vụ mùa, cao hơn đối chứng 4-7 tạ/ha, giống Hương ưu 98 năng suất cao hơn giống đối chứng không đáng kể. Đánh giá cảm quan giống Bio 404 có chất lượng hơn giống syn 6, cơm sẻo, có hương thơm đậm; giống Hương ưu 98 có chất lượng tương đương giống Syn 6.
Sau một năm thực hiện, Ban chủ nhiệm đề tài đã bước đầu hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất của 3 giống lúa lai phù hợp với điều kiện tỉnh Hải Dương. Tại Hội thảo nghiệm thu đề tài, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương đánh giá: đề tài đã thực hiện đầy đủ nội dung và hoàn thành mục tiêu đề ra. Các giống lúa lai mới bước đầu khẳng định hiệu quả kinh tế so với nhiều giống lúa trước đây, trong đó, giống lúa lai Bio 404 được nông dân xã An Đức gieo trồng gần 30% diện tích cấy lúa toàn xã trong vụ xuân 2012. Để hoàn chỉnh báo cáo nghiệm thu, Hội đồng khoa học yêu cầu Ban chủ nhiệm đề tài hoàn thiện một số nội dung báo cáo như: bổ sung nguồn sản xuất, cung ứng giống lúa; chỉnh sửa hoàn thiện quy trình kỹ thuật để nông dân có thể áp dụng; rà soát hiệu quả kinh tế và lược bỏ một số nội dung không thực hiện. Kết quả nghiệm thu đề tài đạt 84 điểm, xếp loại: Khá.
Lúa lai Thụy Hương 308 – ưu thế ở vụ mùa
Giống Thụy Hương 308 của Công ty Giống cây trồng Trung ương đã được Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn đặc cách công nhận tạm thời năm 2008 và đã qua 3 vụ sản xuất thử thành công ở một số địa phương, có thời gian sinh trưởng ngắn, đẻ nhánh khỏe, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao.Thụy hương 308 là giống lúa lai chất lượng: hạt gạo dài, trong bóng, không bạc bụng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay.
Mô hình sản xuất trình diễn lúa lai Thụy Hương 308 được thực hiện trên quy mô 10 ha ở vụ xuân và 10 ha ở vụ mùa ở xã An Đức (Ninh Giang) và xã Lê Hồng (Thanh Miện), sử dụng giống lúa Syn 6 làm đối chứng. Kết quả theo dõi mô hình cho thấy: thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, mức độ đẻ nhánh của Thụy Hương 308 tương đương với giống Syn 6. Về năng suất, Thụy Hương 308 đạt năng suất 88-89 tạ/ha ở vụ xuân (tương đương với Syn 6) và 74-78 tạ/ha ở vụ mùa (cao hơn Syn 6 từ 5-7 tạ/ha). Chất lượng gạo Thụy Hương 308 tương đương với Syn 6.
Bio 404 – giống lúa lai năng suất cao
Đề tài cũng tiến hành xây dựng mô hình sản xuất thử giống lúa lai Bio 404 và Hương ưu 98 trên quy mô 7ha tại An Đức (Ninh Giang) và Lê Hồng (Thanh Miện). Giống Bio 404 là giống lúa lai do tập đoàn Bioseed nghiên cứu, lai tạo và sản xuất tại Ấn Độ, dạng cây gọn, cứng cây, đẻ nhánh khỏe, trỗ tập trung, chống đổ tốt, số hạt/bông, số bông/khóm cao, hạt gạo thon dài, chất lượng gạo ngon, cơm mèm, có vị đậm mùi thơm nhẹ, khả năng chống chịu tốt với bệnh bạc lá ở vụ mùa. Giống lúa Hương ưu 98 là giống lúa lai 3 dòng do công ty TNHH giống cây trồng Tây khoa chọn tạo, Công ty TNHH Thương Mại Á Thái nhập nội sản xuất 02 vụ sinh trưởng phát triển ổn định, là giống ngắn ngày, cây cao trung bình, bông to nhiều hạt, đẻ khỏe, cây cứng trung bình, năng suất cao từ 7,5-8,0 tấn/ha, gạo thơm, cơm dẻo.
Kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển của hai giống lúa mới cho thấy: giống Bio 404 có khả năng chống rét tốt, khả năng nhiễm bạc lá thấp hơn Syn 6 nhưng khả năng chống đổ thấp hơn giống Syn 6. Giống Hương ưu 98 có khả năng chống rét kém hơn, 80% mạ gieo vụ xuân bị chết. Một số chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng phát triển như thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh các giống tương đương nhau, tương đương với giống đối chứng. Về năng suất: giống Bio 404 có năng suất trung bình đạt 92,75 tạ/ha ở vụ xuân và 79 tạ/ha ở vụ mùa, cao hơn đối chứng 4-7 tạ/ha, giống Hương ưu 98 năng suất cao hơn giống đối chứng không đáng kể. Đánh giá cảm quan giống Bio 404 có chất lượng hơn giống syn 6, cơm sẻo, có hương thơm đậm; giống Hương ưu 98 có chất lượng tương đương giống Syn 6.
Sau một năm thực hiện, Ban chủ nhiệm đề tài đã bước đầu hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất của 3 giống lúa lai phù hợp với điều kiện tỉnh Hải Dương. Tại Hội thảo nghiệm thu đề tài, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương đánh giá: đề tài đã thực hiện đầy đủ nội dung và hoàn thành mục tiêu đề ra. Các giống lúa lai mới bước đầu khẳng định hiệu quả kinh tế so với nhiều giống lúa trước đây, trong đó, giống lúa lai Bio 404 được nông dân xã An Đức gieo trồng gần 30% diện tích cấy lúa toàn xã trong vụ xuân 2012. Để hoàn chỉnh báo cáo nghiệm thu, Hội đồng khoa học yêu cầu Ban chủ nhiệm đề tài hoàn thiện một số nội dung báo cáo như: bổ sung nguồn sản xuất, cung ứng giống lúa; chỉnh sửa hoàn thiện quy trình kỹ thuật để nông dân có thể áp dụng; rà soát hiệu quả kinh tế và lược bỏ một số nội dung không thực hiện. Kết quả nghiệm thu đề tài đạt 84 điểm, xếp loại: Khá.
Nguyễn Thị Ánh