Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa Gia Lộc 105

Giống lúa Gia Lộc 105 do các chuyên gia của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo bằng việc lai tạo giữa 2 tổ hợp: P6/Xi23 (F5)//IRBB7/Q5 (F1). Giống có thời gian sinh trưởng ngắn: Vụ xuân 130-135ngày, vụ mùa 105– 110ngày, sinh trưởng nhanh, khoẻ, tỷlệ hạt chắc cao, chất lượng gạotốt. Các kết quả khảo nghiệm sản xuấtcho thấy giống lúa Gia Lộc 105 có năng suất cao, ổn định: Vụ xuân năng suất trung bình đạt  70 - 75 tạ/ha, vụ mùa năng suất đạt 65 – 70 tạ/ha.
Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác giống lúa Gia Lộc 105
Hiện giống lúa Gia Lộc 105 đã được Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác để đạt hiệu quả cao nhất khi gieo cấy giống lúa này. Sau đây là kết quả nghiên cứu cụ thể tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần phối hợp cùng một số sở, ngành thực hiện.
1.  Ảnh hưởng của phương thức gieo mạ đến năng suất của giống lúa Gia Lộc 105
Trong điều kiện tại Nam Sách, Hải Dương, vụ mùa 2012, giống lúa Gia Lộc 105 đều cho năng suất cao hơn Q5 ở tất cả các công thức gieo cấy. Ở phương thức gieo thẳng Gia Lộc 105 có năng suất cao nhất (67,5 tạ/ha), cao hơn phương thức gieo mạ dược. Các công thức II (gieo mạ sân) và công thức III (gieo thẳng) có thời gian sinh trưởng rút ngắn hơn 3-5 ngày.
Vụ xuân 2013, giống lúa Gia Lộc 105 có khả năng chịu rét tốt nên ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mạ, giai đoạn sau cấy thời tiết ấm dần, lúa bén rễ hồi xanh nhanh, sinh trưởng phát triển tốt, năng suất của giống lúa Gia Lộc 105 trong 2 phương thức gieo mạ sân và gieo thẳng đều cao (72,1-76,3 tạ/ha). Giống lúa Gia Lộc 105 có khả năng đẻ nhánh khá, thời gian sinh trưởng ngắn ngày nên khi gieo thẳng và cấy mạ sân cho năng suất cao hơn so với phương thức gieo mạ dược.
Kết quả trên cho thấy, có thể gieo cấy giống lúa Gia Lộc 105 bằng cả 3 phương thức gieo mạ dược, mạ sân và gieo thẳng, khuyến cáo rộng phương pháp gieo mạ sân và gieo thẳng trong cả điều kiện vụ xuân và vụ mùa ở một số các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và các tỉnh có điều kiện tương tự.
2. Xác định mật độ gieo cấy thích hợp cho giống lúa Gia Lộc 105
Giống lúa Gia Lộc 105 là giống có khả năng đẻ nhánh khá, kiểu hình cây gọn, vì vậy cần phải xác định được mật độ cấy thích hợp để giống đạt được quần thể tối ưu cho năng suất cao nhất. Trong năm 2012, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần đã tiến hành triển khai nghiên cứu về mật độ cấy đối với giống lúa Gia Lộc 105 tại Nam Sách, Hải Dương.
Kết quả thí nghiệm cho thấy: Tại mật độ cấy 40 khóm/ m2 giống lúa Gia Lộc 105 cho năng suất khá thấp. Khi tăng mật độ lên 50 khóm/ m2cho năng suất tăng lên. Ở mật độ cấy 50 khóm/ m2 trong vụ xuân giống lúa Gia Lộc 105 cho năng suất cao nhất là 78,5 tạ/ha; cao hơn khi cấy ở mật độ 60 khóm/ m2 nhưng không có nghĩa. Trong điều kiện vụ mùa, khi cấy ở mật độ cấy 50 khóm/m2 giống lúa Gia Lộc 105 cho năng suất cao nhất là 65,2 tạ/ha. Với phương thức gieo mạ sân và mạ dược, cấy với mật độ 50 khóm/m2, kết hợp với bón phân cân đối sẽ đảm bảo được số dảnh hữu hiệu tối đa/ m2.
3. Xác định liều lượng phân bón thích hợp cho giống lúa Gia Lộc 105
Giống lúa Gia Lộc 105 có khả năng chịu thâm canh khá, vì vậy xác định được liều lượng phân bón thích hợp sẽ phát huy được hết tiềm năng năng suất của giống và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Kết quả thí nghiệm khi canh tác giống lúa Gia Lộc 105 tại Ninh Giang, Hải Dương, trong điều kiện vụ xuân với mức phân bón: 120 kg N: 110 kg P2O5: 90 kg K2O cho năng suất cao nhất (74,5 tạ/ha). Trong điều kiện vụ mùa, liều lượng phân bón thích hợp cho giống lúa Gia Lộc 105 là 100 kg N : 110 kg P2O5 : 90 kg K2O, năng suất đạt 69,9 tạ/ha.
4. Xác định thời vụ canh tác thích hợp cho giống lúa Gia Lộc 105
Mô hính gieo cấy giống lúa Gia Lộc 105  tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, vụ Xuân 2012 có 2 trà gieo cấy: thời vụ 1: khi phân hóa đòng và trỗ gặp nhiệt độ thấp, giống lúa Gia Lộc 105 có khả năng chịu lạnh tốt hơn nên tỷ lệ hạt chắc cao (khoảng 90,4%) do vậy giống lúa Gia Lộc 105 cho năng suất cao đạt 74,8 tạ/ha. Trong thời vụ 2: Thời tiết khi lúa phân hóa đòng và trỗ thuận lợi, nên năng suất của giống lúa Gia Lộc 105 cao hơn đạt 76,3 tạ/ha. Như vậy, giống lúa Gia Lộc 105 gieo cấy trà xuân muộn năng suất cao hơn ở trà Xuân chính vụ. Khuyến cáo cấy giống lúa Gia Lộc 105 vào trà xuân muộn.
Vụ Mùa 2012, cũng ở 2 trà gieo cấy, thời vụ 1: gieo 28/5 lúa phân hóa đòng và trỗ vào thời điểm nhiệt độ không khí trung bình 27 - 28oC. Giống lúa Gia Lộc 105 có tỷ lệ hạt chắc cao 92,0% và năng suất đạt 69,8 tạ/ha. Trong thời vụ 2: gieo 11/6, phân hóa đòng và trỗ vào thời điểm nhiệt độ không khí trung bình là 26 - 27oC. Giống lúa Gia Lộc 105 có tỷ lệ hạt chắc cao 91,4% và năng suất đạt 68,9 tạ/ha.
Các kết quả thí nghiệm cho thấy, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Gia Lộc 105 ở trà Mùa sớm là cao hơn ở trà Mùa trung. Tuy nhiên sự sai khác là không đáng kể, do đó trong điều kiện vụ Mùa có thể gieo cấy giống lúa Gia Lộc 105 ở 2 thời vụ gieo cấy (từ 28/5 đến 10/6).
Giống lúa Gia Lộc 105 là giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt thời gian sinh trưởng ngắn ngày rất phù hợp với cơ cấu gieo trồng 3 vụ/năm.
 Anh Nguyên

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập162
  • Hôm nay32,376
  • Tháng hiện tại1,379,649
  • Tổng lượt truy cập4,084,853
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây