Thêm một giống gà phù hợp với thị xã Chí Linh.

Gà Ri lai Lương Phượng được nuôi tại thị xã Chí Linh. Ảnh Bảo Ngọc Trong những năm qua nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ về giống, các biện pháp chăn nuôi, kỹ thuật thú y đã áp dụng vào sản xuất, nhiều giống gà thịt cao sản, chất lượng cao đã được đưa vào chăn nuôi như giống gà Tam Hoàng, Lương Phượng, gà Sao, gà Ai Cập, gà Tây giống Huba, gà Mía lai .. nhằm đưa năng suất và chất lượng sản phẩm tăng theo hướng sản xuất hàng hoá cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, bảo tồn các giống gà nội và nâng cao năng suất của nguồn gen nhập ngoại, Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi (Viện Chăn nuôi) đã tiến hành nghiên cứu và lai tạo thành công giống gà Ri lai Lương Phượng. Đây là giống gà được tạo ra từ con lai giữa gà trống Ri với gà mái Lương Phượng
Thêm một giống gà phù hợp với thị xã Chí Linh.
Giống gà Ri lai Lương Phượng được lai tạo ra từ gà Ri và gà Lương Phượng đã tận dụng được ưu thế lai của gà bố mẹ, có nhiều điểm nổi trội như: Sức đề kháng tốt, dễ nuôi, đầu và chân nhỏ, lông vàng hoặc mơ đốm trắng, hình dáng giống gà ri, thịt vàng thơm, đã phát huy được lợi thế của hai giống gà về chất lượng và trọng lượng. Giống gà này đã được Trung tâm Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi nuôi chuyển giao cho nhiều tỉnh thành trong cả nước như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội...
Vì vậy, nhằm tiếp tục đa dạng hoá các giống gà, đáp ứng nhu cầu về giống cho các hộ chăn nuôi, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng ngành chăn nuôi gia cầm tỉnh nhà; đồng thời cung cấp nguồn thịt chất lượng cao cho thị trường trong tỉnh và các thị trường lân cận. Năm 2012 ông Cao Tiến Tuấn – Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hải Dương đã thực hiện đề tài: "Xây dựng mô hình chăn nuôi gà Ri lai Lương Phượng thương phẩm trên địa bàn thị xã Chí Linh - tỉnh Hải Dương" tại 6 hộ đã được lựa chọn tại 2 xã Hoàng Hoa Thám và xã Bắc An (thị xã Chí Linh) với 5.500 con nuôi được bố trí thành 2 vụ theo 2 phương thức nuôi.
Qua thực hiện chăn nuôi 2 vụ đã cho thấy, Gà Ri lai Lương Phượng có sức sống cao và khả năng chống chịu bệnh tốt hơn gà mía lai đang nuôi tại địa phương. Tỷ lệ nuôi gà Ri lai Lương Phượng lúc 10 tuần tuổi theo phương thức nuôi bán chăn thả đạt trung bình 98,2% cao hơn tỷ lệ nuôi sống của gà mía lai là 96,2%. Gà Ri lai Lương Phượng bị chết chủ yếu trong giai đoạn 1 ngày tuổi tới 3 tuần tuổi. Các hộ chăn nuôi đã chăm sóc, nuôi dưỡng, tiêm phòng vacxin, cho gà uống thuốc phòng bệnh và thực hiện đúng qui trình kỹ thuật chăn nuôi nên trong quá trình chăn nuôi đã không xảy ra dịch bệnh.
Quan một năm thực hiện nuôi thao 2 vụ theo hai phương thực nuôi cho thấy, giống gà Ri lai Lương Phượng nuôi theo phương thức bán chăn thả gà phát triển tốt, tỷ lệ nuôi sống cao đạt trên 98%, hệ số thức ăn/kg tăng trọng trung bình là 2,67, trọng lượng trung bình khi 10 tuần tuổi đạt 1,3kg, gà có mầu sắc và mẫu mã đẹp, giá bán cao hơn so với các giống gà Mía. Về phương thức nuôi nhốt, do hạn chế về không gian nên tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn thấp hơn, đạt trung bình 96,4%; khả năng sinh trưởng và phát triển chậm, hệ số tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng trung bình là 2,99. Khi gà ở tuần thứ 10 trọng lượng gà trung bình đạt 1,2kg, mẫu mã không đẹp bằng gà nuôi bán chăn thả, giá bán lại thấp nên hiệu quả kinh tế đem lại không cao hơn so với nuôi gà Mía. Do vậy phương thức nuôi nhốt không phù hợp với vùng đồi núi Chí Linh.
Với những kết quả đạt được, thị xã Chí Linh tiếp tục tổ chức nhân rộng mô hình ra các hộ chăn nuôi khác, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi, thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Hải Ninh

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây