Xã Hiệp Cát, huyện Nam Sách hiện có 277,8 ha diện tích đất nông nghiệp với hệ số sử dụng đất là 3 lần/năm, xã có 6 thôn gồm: Lấu Khê, Cát Khê, Kinh Dương, Đại Lã, Kim Độ Làng, Kim Độ Trại với hơn 7.000 nhân khẩu, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 15,03 triệu/người/năm.
Nhờ có sự chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã đã tích cực đẩy mạnh việc chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi cho bà con nông dân nên sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng hàng hóa, tăng cả về năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, bộ mặt kinh tế nông thôn ngày càng khởi sắc.
Cụ thể là trong sản xuất lúa, bà con nông dân đã cơ giới hoá khâu làm đất, sử dụng 100% máy cày làm đất, đến khâu thu hoạch lúa, xã có 5 chiếc máy gặt đập liên hợp thay thế sức người, giảm chi phí công lao động. Nhờ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất mà lịch thời vụ được đảm bảo, thời gian thu hoạch nhanh hơn, người nông dân đỡ vất vả hơn,...
Trong năm 2010 và 2011, Công ty TNHH MTVGiống cây trồng đã triển khai mô hình sản xuất giống lúa thuần chất lượng Bắc thơm số 7 kháng bạc lá, giống lúa lai GF9, lúa lai GL102 vào sản xuất. Từ việc triển khai mô hình, hiện nay tại xã đã hình thành 01 vùng sản xuất lúa Bắc thơm số 7 với diện tích 10ha, lúa lai GF9, GL102 cho năng suất 70 tạ/ha vụ chiêm. Thông qua các mô hình, bà con nông dân trong xã được tập huấn kỹ thuật, thực hiện đúng quy trình làm đất, gieo cấy, chăm sóc, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh...vì vậy năng suất và chất lượng lúa ngày càng tăng, năm 2012, năng suất lúa vụ chiêm đạt từ 68-70 tạ/ha, vụ mùa đạt 59-60tạ/ha. Ngoài các giống lúa trong mô hình, bà con nông dân còn đưa các giống lúa chất lượng vào sản xuất như: hương thơm số 7, nàng xuân, lúa lai SYN, hương ưu 308....
Đối với sản xuất rau màu, xã đã hình thành các vùng chuyên canh cây rau màu có giá trị kinh tế cao như: 02 vùng cà rốt có diện tích 20ha, 01 vùng bí xanh diện tích 05ha, vùng trồng ớt, cà chua...Bên cạnh các cây trồng có giá trị, bà con nông dân trong xã tham gia mô hình sản xuất lạc HL5 do Trung tâm Ứng dụng TBKH triển khai năm 2010 với quy mô 04 ha tại xã Hiệp Cát. Kết quả là giống lạc HL5 sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện đất đai và canh tác địa phương, cây đứng, lá xanh đậm, khả năng chống chịu bệnh khá, năng suất trung bình là 30,7 tạ/ha. Lợi nhuận thu được sau khi trừ chi phí giống, thuốc, phân bón... trên diện tích 1 ha của giống lạc HL5 từ 9 triệu đến 11 triệu đồng/ha.
Nhận thấy đồng đất xã Hiệp Cát phù hợp với việc trồng ổi, bà con nông dân trong xã tích cực tham gia các mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học mới. Năm 2011 và 2012, Trung tâm Ứng dụng TBKH thực hiện triển khai mô hình trồng thử nghiệm cây ổi không hạt Xá lị tại xã Hiệp Cát với quy mô 0,5 ha. Sau 02 năm thực hiện mô hình, cây ổi không hạt Xá lị sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh, có khả năng thích nghi với điều kiện đồng đất địa phương. Hiện nay, tại các hộ tham gia mô hình, mỗi cây ổi đều cho từ 5-7kg/cây, với giá bán ổi xá lị từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng, cao gấp đôi ổi thường (từ 8.000-10.000 đồng), cây ổi không hạt xá lị bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.
Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp luôn được ngành nông nghiệp tỉnh, huyện và các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã quan tâm. Hàng năm, UBND xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện, Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật, Công ty TNHH Giống cây trồng, Trung tâm Ứng dụng tiển bộ khoa học tổ chức các lớp tập huấn, triển khai thực hiện các mô hình sản xuất lúa, rau màu về kỹ thuật gieo cấy, chăm bón, phòng trừ sâu bệnh,... Từ các buổi tập huấn, hội thảo nhiều hộ nông dân đã nâng cao được nhận thức, nắm bắt được quy trình kỹ thuật để áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Không chỉ trong lĩnh vực trồng trọt, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi cũng được bà con nông dân quan tâm. Trên địa bàn xã có 134 hộ chăn nuôi ở các vùng chuyển đổi với diện tích 37ha thâm canh, chăn nuôi xen kẽ với trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm...nhờ nắm bắt được khoa học kỹ thuật mà một số hộ đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, Các gia trại, trang trại tại xã đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải bằng hầm Bioga nên đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Thời gian tới, UBND xã tập trung chỉ đạo bà con nông dân tích cực áp dụng các tiền bộ khoa học, đưa các giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, chú trọng đến công tác bảo vệ thực vật, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thuỷ cầm, khuyển khích phát triển các mô hình kinh tế trang trại thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
Cụ thể là trong sản xuất lúa, bà con nông dân đã cơ giới hoá khâu làm đất, sử dụng 100% máy cày làm đất, đến khâu thu hoạch lúa, xã có 5 chiếc máy gặt đập liên hợp thay thế sức người, giảm chi phí công lao động. Nhờ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất mà lịch thời vụ được đảm bảo, thời gian thu hoạch nhanh hơn, người nông dân đỡ vất vả hơn,...
Trong năm 2010 và 2011, Công ty TNHH MTVGiống cây trồng đã triển khai mô hình sản xuất giống lúa thuần chất lượng Bắc thơm số 7 kháng bạc lá, giống lúa lai GF9, lúa lai GL102 vào sản xuất. Từ việc triển khai mô hình, hiện nay tại xã đã hình thành 01 vùng sản xuất lúa Bắc thơm số 7 với diện tích 10ha, lúa lai GF9, GL102 cho năng suất 70 tạ/ha vụ chiêm. Thông qua các mô hình, bà con nông dân trong xã được tập huấn kỹ thuật, thực hiện đúng quy trình làm đất, gieo cấy, chăm sóc, bón phân cân đối, phòng trừ sâu bệnh...vì vậy năng suất và chất lượng lúa ngày càng tăng, năm 2012, năng suất lúa vụ chiêm đạt từ 68-70 tạ/ha, vụ mùa đạt 59-60tạ/ha. Ngoài các giống lúa trong mô hình, bà con nông dân còn đưa các giống lúa chất lượng vào sản xuất như: hương thơm số 7, nàng xuân, lúa lai SYN, hương ưu 308....
Đối với sản xuất rau màu, xã đã hình thành các vùng chuyên canh cây rau màu có giá trị kinh tế cao như: 02 vùng cà rốt có diện tích 20ha, 01 vùng bí xanh diện tích 05ha, vùng trồng ớt, cà chua...Bên cạnh các cây trồng có giá trị, bà con nông dân trong xã tham gia mô hình sản xuất lạc HL5 do Trung tâm Ứng dụng TBKH triển khai năm 2010 với quy mô 04 ha tại xã Hiệp Cát. Kết quả là giống lạc HL5 sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện đất đai và canh tác địa phương, cây đứng, lá xanh đậm, khả năng chống chịu bệnh khá, năng suất trung bình là 30,7 tạ/ha. Lợi nhuận thu được sau khi trừ chi phí giống, thuốc, phân bón... trên diện tích 1 ha của giống lạc HL5 từ 9 triệu đến 11 triệu đồng/ha.
Nhận thấy đồng đất xã Hiệp Cát phù hợp với việc trồng ổi, bà con nông dân trong xã tích cực tham gia các mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học mới. Năm 2011 và 2012, Trung tâm Ứng dụng TBKH thực hiện triển khai mô hình trồng thử nghiệm cây ổi không hạt Xá lị tại xã Hiệp Cát với quy mô 0,5 ha. Sau 02 năm thực hiện mô hình, cây ổi không hạt Xá lị sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh, có khả năng thích nghi với điều kiện đồng đất địa phương. Hiện nay, tại các hộ tham gia mô hình, mỗi cây ổi đều cho từ 5-7kg/cây, với giá bán ổi xá lị từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng, cao gấp đôi ổi thường (từ 8.000-10.000 đồng), cây ổi không hạt xá lị bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.
Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp luôn được ngành nông nghiệp tỉnh, huyện và các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã quan tâm. Hàng năm, UBND xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện, Trạm khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật, Công ty TNHH Giống cây trồng, Trung tâm Ứng dụng tiển bộ khoa học tổ chức các lớp tập huấn, triển khai thực hiện các mô hình sản xuất lúa, rau màu về kỹ thuật gieo cấy, chăm bón, phòng trừ sâu bệnh,... Từ các buổi tập huấn, hội thảo nhiều hộ nông dân đã nâng cao được nhận thức, nắm bắt được quy trình kỹ thuật để áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Không chỉ trong lĩnh vực trồng trọt, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi cũng được bà con nông dân quan tâm. Trên địa bàn xã có 134 hộ chăn nuôi ở các vùng chuyển đổi với diện tích 37ha thâm canh, chăn nuôi xen kẽ với trồng cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm...nhờ nắm bắt được khoa học kỹ thuật mà một số hộ đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, Các gia trại, trang trại tại xã đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải bằng hầm Bioga nên đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Thời gian tới, UBND xã tập trung chỉ đạo bà con nông dân tích cực áp dụng các tiền bộ khoa học, đưa các giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, chú trọng đến công tác bảo vệ thực vật, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thuỷ cầm, khuyển khích phát triển các mô hình kinh tế trang trại thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
Nguyễn Thị Thuận