Về xã Lạc Long, huyện Kinh Môn những ngày này, trên các cánh đồng đã phủ kín màu xanh non của cây lúa. Người dân Lạc Long cần cù, chăm chỉ không chỉ khai thác tối đa hệ số sử dụng đất một năm 2 vụ lúa, 1 vụ hành mà còn tận dụng đất bãi bồi ven sông Kinh Thày để thuê đất trồng dâu nuôi tằm. Bên cạnh đó còn có một số hộ nông dân xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng đã đến xã Lạc Long thuê đất trồng cây cà rốt.
Câu chuyện thuê đất làm giàu của bà con nông dân xã Lạc Long và xã Đức Chính được bắt đầu từ năm 2003, lúc đầu có rất ít hộ dân tham gia nhưng từ năm 2009, phong trào thuê đất làm giàu được lan rộng không chỉ các hộ dân trong xã mà còn có các hộ dân xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng tới đây thuê đất bãi ven sông.
Theo người dân địa phương, từ nhiều năm nay nghề trồng dâu nuôi tằm đã góp phần tăng thu nhập kinh tế cho bà con nông dân trong xã Lạc Long, thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm cao hơn hẳn so với trồng lúa, rau màu... Cây dâu có thời gian sinh trưởng dài, có khả năng phát triển mạnh, chịu hạn, chịu úng và chịu rét tốt. Cây dâu trồng 1 lần cho thu hoạch 30 năm mới thu gốc. Từ nghề trồng dâu nuôi tằm đã góp phần tích cực vào giải quyết công ăn, việc làm cho bà con nông dân, nhất là vào thời điểm nông nhàn. Bà con nông dân chỉ cần bỏ vốn ít, thu lãi cao, bình quân từ 100 triệu đến 150 triệu đồng/ha/năm. Hiện tại, nông dân trong xã đã thuê 60ha diện tích đất bãi bồi ven sông để trồng dâu nuôi tằm.
Men theo triền đê xã, nhiều hộ nông dân đang cần mẫn chăm sóc những luống cà rốt, ông Nguyễn Văn Giang, quê ở An Phú, xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng đã đến đây thuê đất từ năm 2009, ông cho biết do quỹ đất ở địa phương không đủ nhu cầu sản xuất nên gia đình ông và 5 hộ dân khác ở xã Đức Chính đã tới đây để canh tác, trước đây khu đất bãi ven sông này bỏ hoang hóa, nhận thấy cây cà rốt thích hợp đất bãi bồi ven sông, thuận lợi cho tưới tiêu, ông Giang đã đầu tư gần 15 triệu đồng để thuê 2,5 mẫu đất và cải tạo đất, đắp bờ, xây dựng hệ thống máng nước, mua hạt giống để trồng cà rốt, tiền thuê đất là 500 nghìn đồng/sào/năm, năm đầu tiên khi thu hoạch đã mang lại hiệu quả kinh tế ngoài mong đợi, ông thu lãi được gần 30 triệu đồng, tận dụng đất bãi phù sa, áp dụng công thức luân canh tăng vụ, một năm ông trồng 2 vụ cà rốt và 1 vụ ngô, từ năm 2010 đến nay trung bình mỗi năm, trừ chi phí thuê đất, giống ông thu lãi gần 100 triệu đồng. Không chỉ thuê đất làm giàu cho chính gia đình mình, ông còn thuê 3 lao động thường xuyên và 15 lao động khi vào thời vụ với giá 80.000 đồng/người.
Theo người dân địa phương, từ nhiều năm nay nghề trồng dâu nuôi tằm đã góp phần tăng thu nhập kinh tế cho bà con nông dân trong xã Lạc Long, thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm cao hơn hẳn so với trồng lúa, rau màu... Cây dâu có thời gian sinh trưởng dài, có khả năng phát triển mạnh, chịu hạn, chịu úng và chịu rét tốt. Cây dâu trồng 1 lần cho thu hoạch 30 năm mới thu gốc. Từ nghề trồng dâu nuôi tằm đã góp phần tích cực vào giải quyết công ăn, việc làm cho bà con nông dân, nhất là vào thời điểm nông nhàn. Bà con nông dân chỉ cần bỏ vốn ít, thu lãi cao, bình quân từ 100 triệu đến 150 triệu đồng/ha/năm. Hiện tại, nông dân trong xã đã thuê 60ha diện tích đất bãi bồi ven sông để trồng dâu nuôi tằm.
Men theo triền đê xã, nhiều hộ nông dân đang cần mẫn chăm sóc những luống cà rốt, ông Nguyễn Văn Giang, quê ở An Phú, xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng đã đến đây thuê đất từ năm 2009, ông cho biết do quỹ đất ở địa phương không đủ nhu cầu sản xuất nên gia đình ông và 5 hộ dân khác ở xã Đức Chính đã tới đây để canh tác, trước đây khu đất bãi ven sông này bỏ hoang hóa, nhận thấy cây cà rốt thích hợp đất bãi bồi ven sông, thuận lợi cho tưới tiêu, ông Giang đã đầu tư gần 15 triệu đồng để thuê 2,5 mẫu đất và cải tạo đất, đắp bờ, xây dựng hệ thống máng nước, mua hạt giống để trồng cà rốt, tiền thuê đất là 500 nghìn đồng/sào/năm, năm đầu tiên khi thu hoạch đã mang lại hiệu quả kinh tế ngoài mong đợi, ông thu lãi được gần 30 triệu đồng, tận dụng đất bãi phù sa, áp dụng công thức luân canh tăng vụ, một năm ông trồng 2 vụ cà rốt và 1 vụ ngô, từ năm 2010 đến nay trung bình mỗi năm, trừ chi phí thuê đất, giống ông thu lãi gần 100 triệu đồng. Không chỉ thuê đất làm giàu cho chính gia đình mình, ông còn thuê 3 lao động thường xuyên và 15 lao động khi vào thời vụ với giá 80.000 đồng/người.
Ngoài ra còn có 5 hộ nông dân khác ở xã Đức Chính đến đây thuê với diện tích 12.600m2 để trồng cà rốt, ngô...nhờ có kinh nghiệm sản xuất, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường, những hộ nông dân đến đây thuê đất đã khai phá những vùng đất hoang hóa để bắt đất sinh lời, theo tính toán năng suất mỗi sào cà rốt thu được 1,2 -1,5tấn với giá bán 5000đ – 6000đ/kg, lãi hơn 110 triệu đồng.
Hòa Thuận