Công nghệ mới ngăn chặn sự lây lan của virus hại lúa

Virus hại lúa gây ra căn bệnh Tungro trong nhiều năm qua đã làm tổn thất lớn sản lượng lúa thu hoạch ở châu Á. Để ngăn chặn căn bệnh này, sau 20 năm nghiên cứu, hai nhà khoa học Mỹ mới đây đã công bố, họ đã thành công trong việc tạo ra công nghệ mới ngăn chặn virus hại lúa lây lan trên diện rộng.
Virus tấn công vào chuỗi protein và gây viêm nhiễm gene của cây trồng có tên RTVB. Theo các nhà khoa học, trong cây lúa có hai loại protein khác có tên RF2a và RF2b, hai chất này được xem là nhân tố chính bảo vệ lúa chống lại các loại virus và giúp lúa phát triển bền vững. Chính vì vậy, việc phát triển rộng hai loại protein trên có tác dụng tốt để ngừa sự lây lan của loại virus gây bệnh.
Phát hiện mới này đã được đăng tải trên tạp chí của Viện khoa học quốc gia, mở ra nhiều cách để tạo ra các loại gene có khả năng ngăn ngừa virus ở lúa và ở các loại cây trồng khác. Bệnh virus hại lúa khiến nền kinh tế nông nghiệp bị thiệt hại nặng, đứng thứ 2 chỉ sau bệnh nấm, căn bệnh này phát triển mạnh chủ yếu ở vùng Nam và Đông Nam Á, thiệt hại mỗi năm do bệnh gây ra ước tính là 1,5 tỷ USD trên toàn thế giới. Ngăn chặn được virus gây bệnh Tungro thì hi vọng sản lượng lúa thế giới mỗi năm sẽ tăng thêm từ 5-10%. "Bệnh Tungro là một căn bệnh rất phức tạp, nó là sự kết hợp giữa một một số loại virus và một số côn trùng khác, thật là một tiến bộ lớn để nghiên cứu và có thông tin về loại virus này, qua đó có cách đối phó để cây trồng kháng bệnh, hi vọng, qua tiến bộ này sẽ giúp diện tích trồng lúa trên thế giới được cải thiện về chất lượng".
Tiến bộ này cũng giúp cho mọi người hiểu sâu hơn về cơ chế đặc biệt của gene trong cây lúa cũng như các loại protein giúp virus phát triển gây nguồn bệnh. Hai thách thức để phòng và ngăn chặn bệnh Tungro chính là nhận dạng chính xác bệnh từ một số bệnh biến dạng thành cũng như triệu chứng thực của bệnh là gì. Nhưng biểu hiện rõ nhất khi cây trồng bị bệnh là lá lúa bị sâu rệp. Có thể dùng phương pháp gene hay phương pháp hoá sinh chữa trị, tuy nhiên, dùng phương pháp tạo dựng nguồn protein RF2a và RF2b có thể là cách đi mới tăng cường sự chống lại dịch bệnh.

(NN)

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập178
  • Hôm nay51,251
  • Tháng hiện tại388,717
  • Tổng lượt truy cập4,704,137
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây