Công nghệ sử dụng men sinh học làm chất độn chuồng trong chăn nuôi dựa trên lền tảng công nghệ lên men vi sinh độn lót nền chuồng. Với công nghệ này toàn bộ phân, nước tiểu nhanh chóng được vi sinh vật phân giải và chuyển thành nguồn thức ăn protein sinh học cho chính vật nuôi, chăn nuôi theo công nghệ này tiết kiệm được nước do không phải rửa chuồng, tắm cho gia súc nên không có nước thải từ chuồng nuôi gây ô nhiễm môi trường xung quanh, không có ruồi, muỗi...
Men sinh học nó là hệ vi sinh vật hữu ích trong men vi sinh học tạo "bức tường" ngăn chặn các vi sinh vật gây bệnh đáng kể, sự lây lan bệnh giữa gia súc với nhau trong cùng chuồng nuôi và giữa gia súc với con người cũng giảm.
Sử dụng men sinh học làm chất độn chuồng có tác dụng làm giảm mùi hôi thối, lợn sinh trưởng, phát triển tốt, giảm tiêu tốn thức ăn, tiết kiệm được 60% công lao động trong chăn nuôi (công rửa chuồng và dọn phân) và giảm 80% lượng nước so với phương thức nuôi truyền thống. Hạch toán kinh tế cho thấy, khi nuôi bằng công nghệ sử dụng chất độn chuồng lãi suất tăng 40 nghìn đồng/1 con lợn (sau ba tháng nuôi) so với nuôi theo phương thức truyền thống.
Cuối năm 2009, đầu năm 2010 công nghệ này đã được chuyển giao áp dụng rộng rãi vào một số tỉnh, thành của nước ta như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội đối tượng vật nuôi là con lợn (lợn nái và lợn thịt) đã cho kết quả như trên.
Sử dụng men sinh học làm chất độn chuồng có tác dụng làm giảm mùi hôi thối, lợn sinh trưởng, phát triển tốt, giảm tiêu tốn thức ăn, tiết kiệm được 60% công lao động trong chăn nuôi (công rửa chuồng và dọn phân) và giảm 80% lượng nước so với phương thức nuôi truyền thống. Hạch toán kinh tế cho thấy, khi nuôi bằng công nghệ sử dụng chất độn chuồng lãi suất tăng 40 nghìn đồng/1 con lợn (sau ba tháng nuôi) so với nuôi theo phương thức truyền thống.
Cuối năm 2009, đầu năm 2010 công nghệ này đã được chuyển giao áp dụng rộng rãi vào một số tỉnh, thành của nước ta như Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội đối tượng vật nuôi là con lợn (lợn nái và lợn thịt) đã cho kết quả như trên.